Danh mục

Lợi thế của các ngành kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại nhìn từ góc độ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích tác động tổng thể và chi tiết ở một số ngành chịu tác động trực tiếp từ các FTA. Qua đó giúp các công ty niêm yết Việt Nam nhận diện những cơ hội và thách thức, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường chứng khoán và đóng góp vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi thế của các ngành kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại nhìn từ góc độ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng LỢI THẾ CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Kim Anh Trường Đại học An Giang ntkanh@agu.edu.vn1. Giới thiệu Xu thế toàn cầu hóa đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới, bởi lẽ khôngmột quốc gia nào có thể phát triển một cách toàn diện khi phát triển cô lập. Trong những năm gần đây, ViệtNam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giớinhư: Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liênminh Á Âu; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây nhất là Hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Câu trả lời về tác động thực sự của các hiệp định này đến kinh tế Việt Nam nói chung và các công tynói riêng sẽ tiếp tục được làm rõ trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục thống kê khảo sátvề mức độ sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế của nhiều công ty niêm yết (CTNY) ở Việt Nam đã cho thấycó đến 83,9% công ty ủng hộ Việt Nam tham gia, ký kết các hiệp định thương mại quốc tế (trong đó có53,3% công ty rất ủng hộ; 30,6% công ty ủng hộ nhưng vẫn lo lắng). Kết quả này phần nào cho thấy triểnvọng phát triển kinh tế của Việt Nam, là một trong những cú hích quan trọng trong việc nâng hạng thị trườngchứng khoán Việt Nam thành thị trường mới nổi. Trong đó, hiệu quả hoạt động của các CTNY là một chỉbáo quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Không giống với nhiều doanh nghiệp khác, CTNY là đối tượng đại diện cho sự biến động của nềnkinh tế. Trong đó, hiệu quả hoạt động của CTNY được thị trường (nhà đầu tư) đánh giá một cách liên tục.Khi tham gia tự do hóa thương mại thì sự đánh giá này còn được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài từnhiều quốc gia. Bên cạnh đó, CTNY còn phải hội nhập với các thị trường chứng khoán ở nhiều nước vớinhiều tiêu chuẩn khắt khe như điều kiện niêm yết, phát hành chứng khoán, chuẩn mực thương mại, minhbạch và công bố thông tin tài chính, quản trị công ty… Bài viết tập trung phân tích tác động tổng thể và chi tiết ở một số ngành chịu tác động trực tiếp từ cácFTA. Qua đó giúp các CTNY Việt Nam nhận diện những cơ hội và thách thức, từ đó nâng cao năng lực cạnhtranh, đứng vững trên thị trường chứng khoán và đóng góp vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinhtế.2. Cơ sở lý luận2.1. Khái niệm FTA FTA truyền thống: Vũ Văn Hà (2017) khái niệm “hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiềuquốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nàođó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữacác thành viên”. FTA thế hệ mới: 238 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Vũ Thanh Hương (2017) cho rằng FTA thế hệ mới thường đi xa hơn phạm vi loại bỏ thuế quan, hàngrào phi thuế quan và bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như mộtloạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa quy định, với phạm vi cam kết bao gồm nhiều lĩnh vực như thuậnlợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác hải quan, chính sách cạnh tranh, quyền lợi người lao động, môitrường…2.2. Phân loại FTA Theo số lượng thành viên tham gia: FTA song phương, FTA đa phương, FTA hỗn hợp, FTA khu vực. Theo hình thức khác: FTA Bắc – Bắc, FTA Bắc – Nam, FTA Nam – Nam.2.3. Đặc điểm FTA thế hệ mới Thứ nhất, mức độ tự do hóa thương mại cao: không chỉ thuế quan được xóa bỏ mà các hàng hóa, dịchvụ, độ mở của nền kinh tế cao hơn, nên sự dịch chuyển thương mại giữa các nước (nhất là các nước thànhviên) sẽ nhiều hơn. Thứ hai, phạm vi cam kết rộng, linh hoạt: cam kết còn liên quan đến những hoạt động phi thương mạinhư: sở hữu trí tuệ, lao động, thể chế kinh tế… Bên cạnh đó, những nước đang phát triển sẽ có thời gian đểđiều chỉnh chính sách phù hợp. Thứ ba, cơ chế giám sát chặt chẽ, nghiêm khắc trong quá trình thực thi, hình thức xử phạt cũng rấtnặng. Cơ chế giải quyết tranh chấp cũng tốt hơn, khi quyền lợi của một bên bị ảnh hưởng thì có thể khởi kiệnmà không phân biệt chủ thể. Thứ tư, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Điều này có nghĩa là thành viêncủa FTA có thể bao gồm những nước đang phát triển và những nước phát triển cao (hàng đầu thế giới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: