Danh mục

Lòng biết ơn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.90 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều đứa trẻ không biết cám ơn người cho quà. Tại sao vậy? Thái độ khiêu khích đó không phải là vô cớ. Tôi còn nhớ chuyện xảy ra khi tôi còn nhỏ: ba má cho tôi đồ chơi, tôi nhớ đâu như một trái banh, rồi đứng yên chăm chú nhìn tôi, đợi tôi ngỏ lời cám ơn. Thấy vẻ nhìn đó tôi không sao thốt lời cảm ơn cho được. Sau cùng, dằn không nổi, ba tôi nói: "Vậy thì thôi, trả trái banh đi!". Tôi làm thinh, trả lại trái banh. Lớn lên khi có con,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lòng biết ơn Lòng biết ơn Nhiều đứa trẻ không biết cám ơn người cho quà. Tại sao vậy? Thái độkhiêu khích đó không phải là vô cớ. Tôi còn nhớ chuyện xảy ra khi tôi còn nhỏ: ba má cho tôi đồ chơi, tôinhớ đâu như một trái banh, rồi đứng yên chăm chú nhìn tôi, đợi tôi ngỏ lờicám ơn. Thấy vẻ nhìn đó tôi không sao thốt lời cảm ơn cho được. Sau cùng,dằn không nổi, ba tôi nói: Vậy thì thôi, trả trái banh đi!. Tôi làm thinh, trảlại trái banh. Lớn lên khi có con, không bao giờ tôi buộc chúng phải cảm ơntôi. Nhìn thấy niềm vui trong mắt chúng, thấy chúng vồ lấy món quà, tôimãn nguyện rồi, như vậy là chúng cảm ơn tôi rồi. Cha mẹ yêu con, cho conmón gì, mà con yêu lại cha mẹ, như vậy mới thực sự là cảm ơn cha mẹ. Tôilại nghĩ rằng cha mẹ có bổn phận tặng quà cho trẻ - nhưng tiếng bổn phậntôi dùng đây có đúng không, gây niềm vui cho người khác thì sao gọi là bổnphận được? Tôi không dạy con tôi mà chúng tự biết cảm ơn, vì tôi làmgương cho chúng: mỗi lần chúng giúp tôi được một việc nhỏ nhặt nào, tôicũng không bao giờ quên cảm ơn chúng. Miệng nói cảm ơn, không nhất định trong lòng phải mang ơn. Ngườilớn nào hơi có giáo dục cũng nói cảm ơn mỗi ngày cả chục lần, như mộtcái máy, mà không tự hỏi tiếng đó có nghĩa gì. Nói cảm ơn là để tỏ lòng biếtơn của mình. Mà biết ơn là nhớ cái ơn mình đã nhận được. Tôi cảm ơ nanh có nghĩa là Tôi sẽ nhớ rằng anh đã giúp tôi, tức là ngầm chứa cái ýrằng Khi nào anh túng bấn, tôi sẽ nghĩ tới anh. Dĩ nhiên, phải phân biệtnhững ân huệ lớn và những giúp đỡ lặt vặt, và khi ta cảm ơn ai đã giúp ta xỏtay vào chiếc áo thì không có nghĩa là ta phải chịu ơn người đó suốt đời. Nhưng từ cái cử chỉ lễ độ xã giao đó tới cái việc mạo hiểm cứu vớtmột người sắp chết đuối, còn có biết bao ân huệ khác. Một kinh nghiệmđáng buồn nhất là kinh nghiệm này: loài người rất ít khi nhơ ơn lắm, chínhta cũng vậy chứ đừng nói chi ai. Hết thảy chúng ta đều dễ quên ơn ngườikhác. Tại sao vậy? Có phải tại ta bực mình khi nghĩ rằng mình sẽ phải đápơn người ta không? Không. Không phải vậy. Không nhất thiết là vậy. Bạn cólần nào muốn trả lại một món quà tặng không, mặc dù bạn thích nó? Tại saovậy? Tại người đó đã miễn cưỡng tặng bạn, hoặc có vẻ khoe rằng đã làmđược một kỳ công; hoặc tại bạn thấy rõ rệt rằng người đó muốn cho bạnmang ơn, muốn mua chuộc bạn vì mục đích gì đó; hoặc tại người đó muốnkhoe trước mặt mọi người rằng mình rộng lượng, cao cả, hoặc tại người đómuốn đóng cái vai Mạnh Thường Quân, và làm cho thỏa mãn lòng tự cao tựđại của mình, cho bạn thấy rằng bạn kém xa họ về của cải, quyền uy, tómlại, là tại người đó tặng bạn không phải vì yêu mến bạn. Nếu không vì yêumà tặng thì chẳng đáng quý một chút nào cả. Ở Pháp cũng như Đức và Anh gần như không còn những kẻ ăn mày.Các người ngèo cũng như các ông già bà cả không nơi nương tựa được cácviện tế bần hay dưỡng lão đón về nuôi. Nhưng ở Ý - xứ hiện nay tôi đương ở(cũng như nhiều xứ khác trên thế giới) - vẫn còn hạng hành khất. Mới rồi, ở La Mã, tôi đã đứng ngó một lúc lâu một người ăn mày vànhững khách qua đường. Mới đầu tôi thấy một cặp vợ chồng ngoại quốc nọrõ ràng là rất sang trọng, đi ngang qua: người chồng móc trong túi ra mộtđồng tiền chìa cho bà lão ăn mày, mà vẫn tiếp tục với vợ, cũng chẳng quaylại ngó bà lão nữa; đi khỏi được vài bước, ông ta liệng điếu thuốc mới húthết một nửa. Bà lão lầm bầm cảm ơn. Rồi tới một nữ tu đứng tuổi, móc trongxắc ra một khúc bánh nhỏ, chìa cho bà lão, vẻ nhìn nghiêm khắc, rõ ràng làmuốn mắng vào mặt: Này, ta cho mụ này, không phải vì thương mụ đâu màchỉ vì chúa Ki Tô đã dạy ta phải làm phước, thế thôi, vì thực tình ta khinhnhững kẻ như mụ, làm biếng nên mới phải nghèo khổ như vậy, đừng nêntrách ai cả. Bà lão ăn mày cũng lầm bầm cảm ơn, nhưng khi nữ tu sĩ quaylưng đi thì bà lườm, nguýt, tỏ vẻ ghét lắm, mà tôi, cũng không ưa gì nữ tu sĩđó. Rồi tới một ông gí một tấm giấy bạc vào tay bà lão mà không nhìn bà ta,và vội vàng bước đi, như thể xấu hổ vì thái độ bất lịch sự của mình. Tấmgiấy bạc nhỏ nhất của Ý thời đó là 500 lire, ông ta không thể cho một tấmnhỏ hơn được, mà coi nét mặt đó, y phục của ông ta rõ ràng là một người Ý,tức biết số tiền ông bố thí lơn ra sao. Bà lão ăn mày thản nhiên nhét tấm giấybạc vào túi và cũng cảm ơn lí nhí trong miệng, như đã cám ơn người trước,không tỏ vẻ gì nhã nhặn hơn. Rồi tới một bà đứng tuổi, ống chân nổi đầy những đường tĩnh mạch,tay cầm một cái xắc, coi có vẻ là một người gác cổng. Bà ta dừng lại bêncạnh bà lão hành khất, nói chuyện vài câu về thời tiết thay đổi bất thường,nóng nực quá chừng, và hỏi bà lão đứng hoài như vậy có mệt không, saokhông ngồi xuống cái tường thấp ở bên cạnh, lại tâm sự thêm rằng bà ta thìđứng lâu như vậy không sao chịu nổi vì chân đau. Vừa hỏi chuyện, bà ta vừakín đáo bỏ một đồng tiền vào túi bà lão ăn mày và mặt bà này mất hẳn vẻlãnh đạm, nhăn nhó mà tươi hẳn lên ...

Tài liệu được xem nhiều: