Danh mục

LONG ĐỞM THẢO (Kỳ 2)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.90 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác dụng dược lý:+Tác dụng đối với Vị Trường: Liều thấp, Long đởm thảo uống trước bữa ăn 1/2 giờ làm tăng dịch vị, nhưng nếu dùng sau bữa ăn, ngược lại, làm giảm dịch vị. Chất Gentiopicrin có tác dụng làm tăng dịch vị khi bơm trực tiếp vào dạ dày chónhưng uống hoặc tiêm tĩnh mạch thì không có tác dụng, điều này cho thấy nó có tác dụng trực tiếp. Long đởm thảo làm giảm thời gian chuyển vận đường ruột của thỏ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LONG ĐỞM THẢO (Kỳ 2) LONG ĐỞM THẢO (Kỳ 2) Tác dụng dược lý: +Tác dụng đối với Vị Trường: Liều thấp, Long đởm thảo uống trước bữa ăn1/2 giờ làm tăng dịch vị, nhưng nếu dùng sau bữa ăn, ngược lại, làm giảm dịch vị.Chất Gentiopicrin có tác dụng làm tăng dịch vị khi bơm trực tiếp vào dạ dày chónhưng uống hoặc tiêm tĩnh mạch thì không có tác dụng, điều này cho thấy nó cótác dụng trực tiếp. Long đởm thảo làm giảm thời gian chuyển vận đường ruột củathỏ. Cho chuột dùng Long đởm thảo thấy không có sự thay đổi khẩu vị hoặc trọnglượng gì cả (Trung Dược Học). +Tác dụng kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, dịch tiêm Long đởm thảo cótác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Gentiopicrin có tácdụng mạnh đối với ký sinh trùng sốt rét (Trung Dược Học). + Dùng nước sắc Long đởm thảo hợp với thuốc Tây thông th ường Điều trị23 cas viêm não B (11 cas nặng, 6 trung bình, 6 nhẹ) bằng nước sắc Long đởmthảo, thay cho thuốc Tây thông thường. Trong số này, có 15 cas nhiệt độ bìnhthường vào ngày thứ 3, và chỉ có 1 cas có di chứng (Trung Dược Học). + Theo Ebeling, Long đởm thảo có tác dụng phòng sự lên men, uống ít(nửa giờ trước bữa ăn) có tác dụng kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm khỏa dạdày, ngược lại, uống sau khi ăn cơm hay uống quá nhiều, lại làm cho tiêu hóa kémsút, nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Theo Nội Điên Trang Thái Lang (Nhật Bản -1938), nghiên cứu tác dụngchất đắng của Long đởm thảo trên dạ dày nhỏ của chó thì thấy cho chó uống Longđởm thảo sự bài tiết dịch vị tăng tiến và lượng acid tự do cũng tăng hơn (NhữngCây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tính vị: +Vị đắng, tính sáp, hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). +Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học). +Vị đắng, tính rất hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: +Vào kinh Can, Đởm, Bàng quang (Trung Dược Học). +Vào kinh Can, Đởm (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham khảo: + “Long đởm thảo vị đắng, tính hàn, khí vị đều hậu, trầm mà giáng. Thuộcâm. Là thuốc của kinh túc quyết âm (Can) và thiếu dương (Đởm). Dùng Long đởmthảo có 4 tác dụng: 1 là trừ phong thấp ở hạ bộ; 2 là trừ thấp nhiệt; 3 là trị từ rốnđến chân nặng, đau; 4 là trị hàn nhiệt cước khí. Thuốc đi xuống, dùng Phòng kỷtẩm rượu thì thuốc đi lên và đi ra ngoài. Dùng Sài hồ làm chủ, Long đởm làm sứlà thuốc trị bệnh về mắt (Trân Châu Nang). + “Tướng hỏa ở tại Can Đởm, chỉ tả chứ không bổ. Dùng Long đởnm đểích khí cho Can Đởm, tả tà nhiệt ở Can Đởm. Vì Long đởm rất đắng và rất hàn,nếu uống quá nhiều sẽ làm tổn thương Vị, làm cho khí thoát. Sách ‘Biệt Lục’ chorằng uống Long đởm thảo lâu ngày làm cho cơ thể nhẹ nhàng thì e rằng không thểtin được (Bản Thảo Cương Mục). + “Vị khí hư mà uống Long đởm thảo sẽ nôn, Tỳ khí h ư mà uống Longđởm thảo thì sẽ tiêu chảy (Bản Kinh Phùng Nguyên). + “Long đởm thảo vị rất đắng, tính rất lạnh, lạnh lắm, giống như mùaĐông giá rét, ảm đạm, điêu tàn. Người xưa cho rằng vị đắng lạnh – tính khắc phạt,vì vậy dùng tạm thời mà không dùng lâu, giống như nhà vua không bỏ hình phạtcho nên mượn lấy đức, ý thật vô cùng. Nếu không phải là người khỏe mạnh, cóbệnh thực nhiệt mà cho uống bừa bãi thì nhất định sẽ bị tổn hại…. Long đởm thảo,nếu tẩm rượu, dùng Sài hồ làm tá thì đi lên, chữa được tất cả các bệnh mắt đỏ đau,mắt có mộng, có màng, mây” (Dược Phẩm Vậng Yếu). + “Long đởm thảo, uống nhiều thì hại dạ dày. Đừng nên uống lúc bụng đóivì sẽ làm cho tiểu tiện không cầm được” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). “Nước Long đởm đắng như nước mật, vị lại rất đắng, tính rất hàn, dùngnhiều thì hại dạ dày, hơn nữa lại khó uống, phải cho thêm ít Cam thảo để làm dịuvị đắng. Long đởm thảo tẩm với rượu thì đi lên, đi ra ngoài phần biểu. Dùng Sàihồ làm chủ, Long đởm thảo làm sứ là thuốc cần dùng chữa bệnh về mắt (ĐôngDược Học Thiết Yếu). + “Long đởm thảo và Hoàng bá đều là vị thuốc đắng, tính hàn, dùng đểthanh nhiệt, táo thấp, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Nhưng Hoàng bá hay thanh hỏaỏa Thận, có khả năng làm mạnh và chắc cho chân âm mà trừ hư nhiệt, thiên vềdùng cho hạ tiêu, bệnh ở Thân, Bàng quang, Đại trường. Long đởm thảo tả thựchỏa ở Can, Đởm, hay khứ hỏa để ổn định máu, trong điều trị, thiên về dùng choCan Đởm, Bàng quang (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). Phân biệt: Thường nhầm với rễ Bạch vi: rễ này cứng, đen, không đắng. Người ta cũngdùng cả cây Thanh ngâm (Curanga amara, họ Hoa mõm chó) làm nam Long đởmthảo, cây này rễ trắng ngà, không có tua, chỉ giống Long đởm thảo ở chất đắng màthôi (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Chú thích: Ngoài vị Long đởm kể trên, trong đông y còn dùng nhiều loại Long đởmkhác, những vị thuốc gần giống và gồm những rễ nhỏ. ...

Tài liệu được xem nhiều: