Thành phần hóa học: Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học). Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). +Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam). + Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LONG NÃO (Kỳ 2) LONG NÃO (Kỳ 2) Thành phần hóa học:+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học). +Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùngchế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long nãoxanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). +Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược LiệuViệt Nam). + Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen,Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol,Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học). + Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinhthể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi. Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ởnhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong cácdung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là mộtxeton. Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chếXineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh(chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tác dụng dược lý: +Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấntrung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinhđang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da,thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn. +Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Longnão cũng gây cảm giác mát, tê. +Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giácấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn. +Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đốivới tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối vớicơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nàochức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn. +Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da,niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ởgan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ranước tiểu (Trung Dược Học). Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầuđau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhấtthời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp vàchết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứngvì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học). Tính vị: +Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu). +Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục). +Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học). +Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: +Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân). +Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu). +Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học). +Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng: +Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội TinhYếu). +Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục). +Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học). +Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham khảo: “”Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bếtắc hoặc thình lình bị kinh sốt: dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa). “Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó cóthể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âmkhí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy”(Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di). “Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nêndùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thìnhư là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó cóthể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang). “Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thôngđược chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứnggiang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu). “Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay,cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tácdụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khótan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơnChương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược HọcThiết Yếu). Phân biệt: “Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera)mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam) ...