Danh mục

Lồng ruột (Kỳ 3)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đoán. 1- Chẩn đoán xác định.- Trường hợp đến sớm dựa vào phưong trình Fovro để chẩn đoán: - Đau bụng dữ dội từng cơn- khối lồng- lồng ruột.- Đau bụng dữ dội từng cơn- thăm trực tràng có máu = lồng ruột.- Đau bụng dữ dội từng cơn- Hình ảnh x quang đặc hiệu + lồng ruột.2- Chẩn đoán phân biệt: - Viêm ruột thừa cấp, viêm dạ dày cấp. - Lỵ cấp (trẻ còn bú ít bị).- Polip trực tràng, túi thừa Meckel, u nang túi mật. - Phân biệt với các nguyên nhân đi ngoài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lồng ruột (Kỳ 3) Lồng ruột (Kỳ 3)V- Chẩn đoán.1- Chẩn đoán xác định. - Trường hợp đến sớm dựa vào phưong trình Fovro để chẩn đoán: - Đau bụng dữ dội từng cơn- khối lồng- lồng ruột. - Đau bụng dữ dội từng cơn- thăm trực tràng có máu = lồng ruột. - Đau bụng dữ dội từng cơn- Hình ảnh x quang đặc hiệu + lồng ruột. 2- Chẩn đoán phân biệt: - Viêm ruột thừa cấp, viêm dạ dày cấp. - Lỵ cấp (trẻ còn bú ít bị). - Polip trực tràng, túi thừa Meckel, u nang túi mật. - Phân biệt với các nguyên nhân đi ngoài ra máu khác. VI- Điều trị: 1- Tháo lồng bằng Baryt hoặc bằng khí. Ngày nay việc tháo lồng bằng khí đang được sử dụng phổ biến thaycho tháo lồng bằng Baryt nếu không có chống chỉ định. ởViệt Nam tháo lồng bằng khí được tiến hành 1964 và từ 1973 tácgiả Ngô Đình Mạc đã nghiên cứu có hệ thống và toàn diện. Tác giả đã sản xuấtmáy tháo lồng có van điều khiển áp lực nhằm đề phòng biến chứng vỡ đại tràngtrong khi tháo lồng. Tỷ lệ tháo lồng nếu bệnh nhân đến sớm trong 24 giờ đầu là 90% cáctrường hợp. Các tiêu chuẩn cho biết đã tháo lồng được: X.Quang: - Baryt hoặc khí ùa vào hồi tràng. - Manh tràng và đại tràng lên trở lại vị trí bình thường. Lâm sàng: - Hếtt đau, hết nôn, ngủ yên, ỉa phân vàng. - Cần phải cảnh giác với các trường hợp lồng kép hồi-hồi-đại tràng.Tuy thuốc cản quang hoặc khí đã sang ruột non nhưng lồng hồi-hồi tràng vẫn còn. 2- Điều trị bằng phẫu thuật: a) chỉ định: Khi lồng ruột có chống chỉ định tháo lồng bằng khí hoặckhi đã tháo lồng bằng khí không có kết qủa. b) Vô cảm: Với trẻ em tốt nhất là gây mê, gạc hở Ete-oxy. Nếu tắcruột non đến muộn nên gây mê nội khí quản. c) Đường rạch: Hợp lý nhất là rạch đường trắng giữa trên và dưới rốnđể dễ dàng kiểm tra xử lý cắt đoạn ruột khi cần. d) Kỹ thuật tháo lồng: Khi thấy khối lồng dùng tay nắn nhẹ nhàng từdưới lên trên, ngược chiều nhu động ruột, đẩy lùi dần khối lồng> Nừu khó khănnên đắp huyết thanh ấm hoặc phóng bế Novocain mạc treo ruột và chờ đợi. (Hình3). - Khi phải cắt đoạn ruột do đạon ruột lồng bị hoại tử nên nối ruộtngay hay đưa ra ngoài hiệnvẫn chưa có ý kiến thống nhất. - Nếu ổ bụng không có biểu hiện viêm phúc mạc nặng, nên nối ruộtngay bằng kỹ thuật nối tận-tận dùng chỉ liền kim, kim tròn loại 4/0 hoặc 5/0. - Nếu ổ bụng có biểu hiện viêm phúc mạc nặng nên dẫn lưu hai đầuruột ra ngoài theo phương pháp Mikulicz. Tử vong sau mổ lồng ruột giảm đáng kể cùng với thời gian.Nguyênnhân tử vong sau mổ chủ yếu là viêm phổi và sốt cao co giật. Lồng ruột ở trẻ lớn Nếu lồng ruột ở trẻ còn bú là hình thái cấp tính, diễn biến rất nhanh thì tráilại lồng ruột ở trẻ lớn chủ yếu là hình thái bán cấp hoặc mãn tính, triệu chứngkhông điển hình nên dễ chẩn đoán muộn. I- Nguyên nhân: Đa số lồng ruột ở trẻ lớn có nguyên nhân thực thể: - Manh tràng và một phần đại tràng phải di động. - Pô líp hoặc u ruột non hoặc đại tràng. - Túi bịt Meckel còn. II- Triệu chứng lâm sàng: Đau: Đau không dữ dội như ở trẻ nhỏ. Nôn: Hay gặp. ỉa máu: Tỷ lệ không cao (khác với lồng ruột ở trẻ nhỏ). (tỷ lệ khoảng44%). Sờ nắn: Thấy có khổi lồng (tỷ lệ khoảng 89%). Nói chung: Triệu chứng đau bụng và khối lồng xuất hiện từng đợt.Bệnh nhân đau bụng có thể 1-2 ngày, sau lại hết đau, khối lồng biến mất. Sau những khoảng thời gian khác nhau, đau bụng và khối lồng lại táixuất hiện. ít khi bệnh nhân có biểu hiện tắc ruột hoàn toàn. III- Triệu chứng cận lâm sàng. Chụp đại tràng có bơm thuốc Baryt hoặc bơm khí cho dấu hiệu đặchiệu của lồng ruột. Tuy nhiên đôi khi không bắt được hình ảnh lồng ruột vì khốilỏng lẻo, rất dễ bị tháo dưới áp lực trước khi kịp quan sát, do vậy siêu âm trongcơn đau có giá trị chẩn đoán cao. IV. Chẩn đoán. Trong đa số các trường hợp lồng ruột có thể chẩn đoán được dựa vàolâm sàng (đau bụng- khối lồng). Nếu không sờ thấy khối lồng nên chụp đại tràngcó bơm thuốc cản quang hoặc bơm khí hoặc siêu âm để xác định chẩn đoán. Cần chẩn đoán phân biệt với tắc ruột do giun- một bệnh phổ biến ởnước ta: (khối lồng khi sờ được thường nhẵn và nằm dọc khung đại tràng). V- Điều trị: Lồng ruột ở trẻ lớn đa số có nguyên nhân thực thể, dễ tái phát. Vì vậyđiều trị bằng phẫu thuật khi mổ phải chú ý tìm nguyên nhân và giải quyết: - Cắt túi thừa Meckel. ...

Tài liệu được xem nhiều: