Lòng thương người là một tình vị tha . Nhưng phải biết kín đáo , đừng vụng về để khỏi mất lòng người . Lòng thương người chỉ là một trạng thái của lòng đồng cảm. Theo Bossuet và Descartes thì lòng thương ấy có 2 yếu tố rõ rệt : một cảm động khó chịu, một đau khổ do sự trông thấy người khác đau khổ mà có và một khuynh hướng mạnh nhiều hay ít, làm cho ta muốn giúp đỡ người đó . Theo La Rouchfoucauld thì khác hẳn. Ông bảo thương người chỉ làm cách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÒNG THƯƠNG NGƯỜI CHƯƠNG XIX LÒNG THƯƠNG NGƯỜI I. Lòng thương người là một tình vị tha . Nhưng phải biết kín đáo, đừng vụng về để khỏi mất lòng người . Lòng thương người chỉ là một trạng thái của lòng đồng cảm. TheoBossuet và Descartes thì lòng thương ấy có 2 yếu tố rõ rệt : một cảm độngkhó chịu, một đau khổ do sự trông thấy người khác đau khổ mà có và mộtkhuynh hướng mạnh nhiều hay ít, làm cho ta muốn giúp đỡ người đó . TheoLa Rouchfoucauld thì khác hẳn. Ông bảo thương người chỉ làm cách khéo loxa. Ta giúp người khác để buộc họ giúp lại ta. Ta giúp người nhưng chínhthực là ta tự giúp ta trước. Thuyết vị lợi đó có chỗ không đúng. V ì khi nómới phát ra thì lòng thương người rất tự nhiên, hoàn toàn không vị lợi. Chỉvề sau mới có những lý do ích kỷ làm cho nó thành xấu đi thôi. Ta nhiều khichả có lòng thương cả loài vật đó sao? Và nhiều khi biết chắc rằng khôngđược giúp đỡ lại mà ta vẫn chẳng giúp đỡ đó sao ? Vậy lòng thương người là một tình vị tha. Nó cũng như tình đồngcảm, tùy theo ta dễ cảm động, dễ tưởng tượng hay không mà sốt sắng cùngkhông. Vì vậy đàn bà dễ thương người hơn đàn ông. Ta nên nói thêm rằng lýtrí và ý lực giúp cho lòng thương người được sáng suốt, bền bỉ và ích lợi hơn. Sau cùng, lòng thương người rất dễ lây. Một người qua đường thấyngười ăn mày, ngừng lại, hỏi han, an ủi, giúp đỡ thì những người khác cũngxúm quanh lại và cũng giúp ngay. Còn như khi được người khác thương thì lòng ta ra sao ? Thường thìta cảm tạ người giúp ta, giận, khinh những người vô tình, nhưng cũng có khilòng thương của kẻ khác xúc phạm đến ta như một sự lăng nhục. Vì vậy cócâu phương ngôn này : “Để người ta đố kỵ còn hơn là để người ta thươnghại”. Sở dĩ như vậy là lòng thương đó vụng về, không kín đáo, vô lối và vìtrong những lúc ta khốn khổ nhất đi nữa thì lòng tự ái của ta vẫn khônggiảm. Một người thân của ta mất nếu một ông bạn nào vừa chia buồn với ta,vừa ám chỉ đến tình cảnh khó khăn của ta do cái tang đó mang lại, rồi lại cứphàn nàn cho ta hoài nghi thì lòng tự trọng của ta bị xúc phạm ngay. Vậy tanên dạy trẻ phải biết thận trọng khi tỏ lòng thương người . II. Chủ nghĩa khắc kỷ với lòng thương người . Phải ghét những kẻtừ tâm ngoài miệng . Theo chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicisme) thì ta chỉ nên giúp đỡ người khổmà đừng động lòng trước tình cảnh của họ. Epictète bằng lòng cho ta thươnghại những người khổ, nhưng chỉ cho ta thường ngoài miệng mà thôi, vìngười ta thường đau khổ vì tưởng tượng chứ không phải vì những sự biếncố. Một người mất con hay mất của mà khóc là vì họ cho như vậy là khổ,tưởng tượng ra là khổ, chứ không phải thấy như vậy là khổ. Cho nên “…nếucần, Epictète nói, thì anh cứ rên rỉ với người đó, nhưng chỉ rên rỉ ngoàimiệng thôi, còn tâm hồn anh thì đừng cho nó cảm động”. Charron cũng nghĩthế. Theo ông thì có 2 cách thương : một cách khôn, mạnh là giúp đỡ màkhông hề động lòng, một cách nữa dại dột và nhu nhược, là xót xa trước nỗikhổ của người khác. Ông khuyên ta nên như với thân chủ, nhưng thản nhiêntrước nỗi khổ của họ. Nhưng ông quên rằng nếu ta không cảm động trướcnhững nỗi khổ đó thì khó mà tận tâm được . Lòng thương người, nếu được thực thà và đầy đủ , thì giúp đỡ đượcnhiều. Nó làm mất lòng ích kỷ của ta vì nó cho ta hiểu rõ những nỗi khổ củangười khác và tránh cho ta khỏi thất vọng vì những nỗi khổ của ta . Nó làm loài người thân với nhau, vì như ở một chương trên tôi đã nói,đau khổ làm cho ta gần nhau hơn là sung sướng. Ta chỉ cần mở sử ra đủ thấynhững việc phi thường mà nhờ có lòng thương người, tổ tiên ta đã làm được. Nhưng nhiều khi ta cũng phải biết lột mặt nạ của lòng thương giả dối,của những người chỉ biết thương ngoài miệng, của những kẻ từ tâm vì tư lợi,vì muốn cho thân chủ của họ thêm đông chẳng hạn, và của những người màcon chim của họ chết thì họ khóc, còn người hàng xóm của họ chết thì họthản nhiên . III. Trẻ vốn có từ tâm . Nếu chúng tàn nhẫn là vì ngu dại , chứkhông phải vì ích kỷ . Lòng thương người có chức vụ gì trong giáo dục không ? Trước hết,trẻ có biết thương người không ? La Fontaine bảo không. Ông nói : “Tôinhỏ, tôi bé, tôi tàn nhẫn ; người nào …cũng có thể bắt đầu câu chuyện về đờimình bằng câu đó được”. Chỗ khác ông lại tả một đứa bé hát khi mẹ nó hấphối. Do đó mà có nhiều triết gia kết luận rằng trẻ con bẩm sinh ra ích kỷ,không biết thương xót những người đau khổ . Ta khó mà biết được những trẻ mới sỉnh có những tình cảm gì, nhưngđiều chắc chắn là lớn lên một chút chúng đã biết thương người rồi. Mussetkể chuyện rằng một hôm ông đương ngồi nghĩ ngợi, mơ mộng thì một ngườivú ẳm một đứa nhỏ đi qua. Trên mặt đứa nhỏ có một nỗi sâu muộn. Ông hỏingười vú vì đâu thì đứa trẻ mỉm cười với ông, ngập ngừng một chút rồi chìatay ra và đáp rằng nó không có gì để cho ăn mày cả. Chuyện đ ...