Thấy người khác đau khổ mà ta bứt rứt trong lòng, như vậy là có lòng "trắc ẩn" và ai cũng cho lòng trắc ẩn là một đức, chẳng suy nghĩ xem nó có thực là một đức hay không. Tôi thấy nó không phải là một đức, chứng cớ tôi biết một bà nọ luôn luôn than thở cho người khác: "Bà A tội nghiệp đó, chắc đau khổ lắm vì người đâu mà xấu xí đến thế!", "ông B nọ không bao giờ làm việc gì mà thành công, tội nghiệp!", "cô em C kiếm hoài không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lòng trắc ẩn Lòng trắc ẩn Thấy người khác đau khổ mà ta bứt rứt trong lòng, như vậy là có lòngtrắc ẩn và ai cũng cho lòng trắc ẩn là một đức, chẳng suy nghĩ xem nó cóthực là một đức hay không. Tôi thấy nó không phải là một đức, chứng cớ tôibiết một bà nọ luôn luôn than thở cho người khác: Bà A tội nghiệp đó, chắcđau khổ lắm vì người đâu mà xấu xí đến thế!, ông B nọ không bao giờ làmviệc gì mà thành công, tội nghiệp!, cô em C kiếm hoài không được mộttấm chồng, rõ khổ!. Bà ta luôn luôn tỏ vẻ thương hại người khác, và tôiphải nhận rằng, bà thực sự sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Nhưng lạ lùng thay,những người được bà tỏ lòng thương xót luôn luôn muốn mau tránh mặt bà;và thấy họ vô ơn như vậy, bà lại tỏ lòng thương hại nữa: Tội nghiệp, họtưởng rằng giữ kín nỗi lòng, không thổ lộ, với tôi, là có lòng tự trọng đấy!nhưng tôi sẽ làm cho họ thổ lộ vì rốt cuộc họ luôn luôn sẽ thấy cần phải thổlộ với tôi! Lòng thương người của bà đó là cái gì giống thái độ người tự chomình là trung tâm vũ trụ mà khéo che đậy. Vì tỏ vẻ thương hại người khác,bà thấy rõ rằng mình hơn người: khỏe mạnh, đẹp giàu có, thành công hơnngười. Thành thử thấy người khác đau khổ bà thích thú lạ lùng. Không phải tôi bịa ra nhân vật đó đâu, nhân vật đó có thực. Dĩ nhiêntrường hợp đó là một cực đoan, nhưng mỗi người cũng nên tự hỏi khi mìnhtỏ lòng thương ai thì mình thấy thích thích một chút không, thích vì mìnhcảm thấy hơn kẻ đó. Mà cái tình thương người khả nghi đó không thực làlòng trắc ẩn. Thực là lòng trắc ẩn thì phải thông cảm với người khác, nghĩa là phảihiểu người khác, tực đặt mình vào tình cảnh của người tới cái mức cùng vui,cùng khổ với người được. Được như vậy thì ta có thể có thiện cảm với mộtngười trước khi ta lãnh đạm hoặc ghét bỏ nữa. Thiện cảm của ta có thể mạnh tới nỗi dù ở xa cũng đồng cảm vớingười thương: hiện tượng đó, gọi là thần giao cách cảm. Vậy giữa lòng trắc ẩn chân thực và cái mà người ta gọi là thiện cảm,có một quan niệm mật thiết, chặt chẽ. Hễ lòng trắc ẩn dựa trên thiện cảmhoặc gợi được thiện cảm thì người ta gọi là tình thương. Tôi xin lấy một thí dụ để độc giả hiểu rõ thái độ một người thực cólòng trắc ẩn. Ba bà nọ ngồi coi trên truyền hình về một cảnh đói ở Ấn Độ. Được một lát, bà thứ nhất bước ra khỏi phòng, bảo coi những cảnh đókhông chịu nổi, chính mình đã có nhiều đau khổ rồi, còn gánh thêm cái khổcủa người làm chi; với lại có muốn gánh cũng không đ ược, có phương tiệnnào đâu mà cứu giúp những kẻ khốn nạn đó. Vấn đề cứu giúp đó xin để lạicho các chính khách. Bà thứ nhì cũng đứng dậy, kí một chi phiếu gởi cho một cơ quan từthiện quốc tế hoặc một hội truyền giáo nào đó nhờ phân phát số tiền cho cácngười bị nạn đói. Làm xong bổn phận đó rồi bà ta thấy yên tâm, khỏi phảinghĩ tới nữa. Bà thứ ba làm thinh nhưng từ hôm đó không lúc nào không bị hìnhảnh những kẻ khốn khổ đó ám ảnh. Nhất là hình ảnh một bà mẹ Ấn Độ nhìncon mình chết đói làm cho bà ta đau đớn y như chính con bà chết đói vậy. Ba bà đó thì bà nào thực sự có lòng thương người? Bạn bảo: nhưng ai mà có thể tự chuốc hết cả những nỗi đau khổ trênthế giới được, như vậy thì chịu sao nổi, mà còn hưởng đời sao được nữa. Vìvậy chúng ta không nên quá thắc mắc, phải tuân theo cái bản năng tự vệ rấtchính đáng của mình. Nghĩ vậy chứ làm sao ta không tự hỏi mình có quyềnsống sung sướng trong khi cả triệu người đương đau khổ. Sự thực thì chúngta không thể nào tách ra khỏi nhân loại được, vì dầu muốn hay không thì đờisống cá nhân của ta cũng liên hệ đến đời sống cá nhân của toàn thể nhân loại(nhất là với những người đồng thời với ta ở trên năm châu) thành thử d ùngười khác ở cách xa ta tới đâu, nỗi khổ của người đó cũng ảnh hưởng tới ta.Khi chiến tranh xảy ra dữ dội ở một nơi nào đó trên thế giới, thì chúng tađừng nên có ảo tưởng rằng nó xa quá, chẳng liên quan gì tới mình, vì mộtcuộc khủng hoảng nào về chính trị cũng ảnh hưởng tới tình trạng kinh tế trênkhắp thế giới, cả ở nước ta nữa; ngày nay có nước nào là hoàn toàn độc lậpvề kinh tế đâu. Chúng ta nhận thấy ảnh hưởng đó trong đời sống hàng ngày:chẳng hạn giá xăng, nhớt, vật thực lên cao, mà đồng tiền thì mất giá. Mà thờinày chỉ một cuộc khủng hoảng chính trị ở đâu cũng có thể gây ra một cuộcchiến làm cho cả địa cầu chìm đắm trong khói lửa. Thân phận chúng ta rõràng là gắn liền với tình thế trên thế giới. Chúng ta hết thảy đều ngồi chungmột chiếc thuyền có thể chìm đắm lúc nào không biết. Không nên coi thường tình cảm đó. Không nên lúc nào cũng lo ngayngáy sắp có một đại tai biến, mà cũng không nên an phận, đợi tới lúc nhânloại bị tiêu diệt. Trái lại, nên nhận định rằng người nọ liên kết với người kia,chịu chung một số phận, thì phải tìm một thái độ đối xử với nhau ra sao chothích hợp. Đã bắt buộc phải nhận rằng cái gì xảy ra trên thế giới cũng liênquan tới ta, thì chú ...