Ngày nay ta còn thấy trên nhiều ngôi mộ vợ chồng thời trung cổ, có khắc hình một con chó, biểu hiện cho lòng trung tín. Mấy năm trước, báo chí đăng một tin rất cảm động như sau: một người Anh lái xe điện, nuôi một con chó; buổi chiều nào con chó cũng đúng giờ, lại đón chủ ở đầu đường chuyến xe cuối của chủ. Người đó chết rồi mà con chó vẫn tiếp tục suốt đời đi đón chủ, đúng giờ đó, ở chỗ đó. Hình như con chó đó không được đục vào đá,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lòng trung tín Lòng trung tín Ngày nay ta còn thấy trên nhiều ngôi mộ vợ chồng thời trung cổ, cókhắc hình một con chó, biểu hiện cho lòng trung tín. Mấy năm trước, báo chí đăng một tin rất cảm động như sau: mộtngười Anh lái xe điện, nuôi một con chó; buổi chiều nào con chó cũng đúnggiờ, lại đón chủ ở đầu đường chuyến xe cuối của chủ. Người đó chết rồi màcon chó vẫn tiếp tục suốt đời đi đón chủ, đúng giờ đó, ở chỗ đó. Hình nhưcon chó đó không được đục vào đá, chú nó rất đáng biểu hiện cho lòng trungtín. Tin đó, tôi nhắc lại, làm cho tôi xúc động vô cùng, nhưng nếu chúng tachỉ xúc động thôi thì ít khi ta rút ra được một quy kết cho ta. Bạn hỏi tôi:quy kết nào bây giờ? Tôi xin thưa, ít nhất cũng có quy kết này: Đức trung tínquả là cao thượng, đáng quý. Chúng ta lại có thể nhận định thêm rằng trongcác động vật, ít có loài biết trung tín, và trong những loài này, cũng chỉ cómột số ít còn giữ đức trung tín; và chúng ta cho những loài đó, con đó caoquý hơn những loài khác, con khác. Sau cùng chúng ta phải nhìn nhận rằngsở dĩ chuyện con chó đó làm cho ta cảm động vì nó nêu một tấm gương chota. Vậy chúng ta rút trong chuyện đó ra được bài học giản dị này: chúng tanên luôn trung tín. Nhưng chúng ta lại ít khi trung tín lắm. Ở thời đại chúngta, hai chữ trung tín viết bằng thứ chữ nhỏ xíu. Khi chúng ta nói trung tín, chúng ta thường nghĩ tới sự chung thủy vềái tình, sự chung thủy giữa vợ chồng. Nhưng còn biết bao sự giao thiệp kháccũng phải nhờ trung tín mới tồn tại được. Trung tín với bạn, với đảng, vớitôn giáo, sau cùng là với bản thân ta. Nhưng tôi xin nói về lòng chung thủytrong ái tình. Một người đàn ông và một người đàn bà quen biết nhau, thíchnhau, quý mến nhau, tin chắc rằng không thể sống xa nhau đ ược, bèn kếtduyên với nhau. Lúc đó họ cho rằng sự thủy chung là điều tự nhiên nhất thếgiới. Cho tới ngày tính dục của họ đối với nhau giảm đi rồi mất hẳn. Thôithế là hết cái mộng yêu nhau đến mãn đời, thủy chung như nhất! Nhưng nàohọ đã rút được kinh nghiệm cho đâu, nếu có cơ hội nào khác thì họ lại cũngtin ở sự thủy chung như nữa. Thái độ đó cũng dễ hiểu vì nó do một quanniệm đúng về ái tình: ai cũng mong rằng chiếc thuyền tình đưa ta tới bến vàta sẽ được hưởng hạnh phúc tới mãn đời. Nhưng nếu hiểu ái tình - trênphương diện thể chất cũng như tinh thần - là một sự hòa hợp tự nhiên, khôngcó chút nứt rạn, không phải bồi bổ thì là hiểu sai nó rồi. Một ngàn cặp vợchồng thì có lẽ chỉ được một cặp là hòa hợp với nhau gần như hoàn toàn, đủđể cho hai bên tự nhiên, không cần phải gắng sức, cũng thủy chung vớinhau; còn hầu hết thì là những cuộc hòa hợp khập khiễng, nghĩa là hai bênchỉ có vài điểm giống nhau thôi, mỗi bên đều sống theo luật riêng của mình,tới khi một ngày nào đó họ bỗng thấy một cái hố sâu giữa mình và ngườibạn trăm năm của mình, và họ lần lần xa nhau. Lúc đó là giai đoạn khủngkhiếp đấy. Thời xưa, thời mà hôn nhân không phải là ái tình mà là một chế độ xãhội, người ta có thể vượt qua cơn khủng hoảng đó nhờ vài cách sắp đặt:ông chồng kiếm một sự đền bù nào đó ở ngoài gia đình, còn bà vợ lo nuôicon, chăm sóc nhà cửa, không nghĩ gì khác nữa. May lắm - nếu có thể tránhđược sự ngoại tình - thì hai vợ chồng vẫn tiếp tục sống một cuộc đời buồn tẻ,an phận, chua chát, gắt gỏng, nếu không phải là chán ngắt, đôi khi ghê tởm.Danh từ chung thủy theo tôi không nên đem áp dụng vào trường hợp đó.Ngày nay gần như ai cũng cưới nhau vì tình, ít nhất là người ta tưởngtượng như vậy. Và khi ái tình đã tan như mây khói thì người ta đưa nhaura tòa xin li dị, mà không hề ráng dùng đức chung thủy để thử cứu vãn chiếcthuyền tình cho khỏi đắm. Khi hai vợ chồng hoảng hốt nhận thấy rằng tình yêu tự nhiên của họđối với nhau giảm đi thfi việc đầu tiên là họ phải nhận định rằng điều đókhông có gì khác thường cả, vậy thì chẳng nên tuyệt vọng, vì như vậy khôngphải là ái tình tắt đâu, chỉ là cái mà từ trước họ tưởng lầm ái tình đã tắt thôi.Và chỉ bắt đầu từ lúc đó, họ mới thực là yêu nhau, nếu họ chung thủy vớinhau rất mực, bất kì với giá nào. Sau đó họ phải tạm hiểu nhau. Nhiệm vụnày khó khăn đấy - tôi có nhiệm vụ - càng khó khăn thì thường thường haibên không có thiện chí ngang nhau mà thế nào cũng gặp cơ hội để có ngoạitình một cách dễ dành. Nhưng phải đừng tuyệt vọng, dù sao thì sao, cứ tiếptục biền chí. Có thể rằng sẽ phải gắng sức vô ích đấy, vì sự bất hòa lớn quá,không sao thắng nổi, mà rốt cuộc phải nhận rằng sự li dị sẽ bớt tai hại hơncả. Nhưng theo nguyên tắc thì hầu hết các cuộc hôn nhân đều có thể cứu vãnđược. Nhân tiện đây, tôi xin hỏi riêng các độc giả đàn ông một câu. Trongnghề nghiệp của chư vị thành công được nhờ bí quyết nào? Nhờ chư vị cónhiều ý hay, mà cũng nhờ chư vị hoạt động tích cực, có tài linh mẫn đoántrước được cơ hội, nhờ chư vị tin chắc rằng mình thành công, nên nhiệt liệttheo đuổi mục đích, đem toàn lực ...