Lòng tự ái nảy nở với trí tuệ . Nó là một đức tính rất quý. Tất cả những xu hướng ta đã xét ở những chương trên đều phụ thuộc vào lòng tự ái cả. Lòng tự ái có một tính cách đặc biệt là chỉ xuất hiện ở loài người thôi. Các loài vật cũng biết cạnh tranh nhau kịch liệt lắm, nhưng những lúc đó, chúng chỉ theo bản năng của chúng thôi, không có cái tự ngã ý thức (conscience de soimême) , không biết so sánh, xét định những hành động của chúng, những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÒNG TỰ ÁI CHƯƠNG XIII LÒNG TỰ ÁI I. Lòng tự ái nảy nở với trí tuệ . Nó là một đức tính rất quý. Tất cả những xu hướng ta đã xét ở những chương trên đều phụ thuộcvào lòng tự ái cả. Lòng tự ái có một tính cách đặc biệt là chỉ xuất hiện ở loàingười thôi. Các loài vật cũng biết cạnh tranh nhau kịch liệt lắm, nhưngnhững lúc đó, chúng chỉ theo bản năng của chúng thôi, không có cái tự ngã ýthức (conscience de soimême) , không biết so sánh, xét định những hànhđộng của chúng, những trạng thái của chúng, vì chúng không có lòng tự ái.Lòng tự ái nảy nở với trí tuệ, cho nên trẻ càng lớn càng biết tự ái và nhữngngười ngu độn không biết tự ái. Phần đông nhận rằng lòng tự ái là một trong những đức tính quý nhấtcủa ta. Ta dễ có tín nhiệm ngay với người nào biết tự ái, như vậy là phải . V ìai cũng có phẩm giá của người ấy . Biết trọng, yêu phẩm giá của người khác,tất phải biết trọng, yêu phẩm giá của mình. Ta không thể quên nghĩ tới tađược vì không ai trừ bỏ được “cái tôi” của mình đi, cũng như không ai nhảyqua bóng của mình được . Vả lại không biết tự yêu mình thì không yêu được người khác, khônglàm tròn được bổn phận. Ta tận tâm, ta yêu đồng bào ta và ta thấy vui ; nếubỏ cái vui đó thì không sao giảng được hành vi ấy nữa . Tự ái là yêu mình. Nhưng nhiều khi cũng là yêu người. Ta sợ ngườikhác khinh ta vì ta quả có trọng họ. Sau cùng kinh nghiệm cho ta thấy rằnglòng tự ái tránh cho ta được nhiều điều ác, xui ta làm những điều thiện.Trước tên lính thủ vệ chăm chỉ đó, tất cả những tình dục đê hạ phải trốn hết.Nó còn kích thích những năng lực của ta, hưng khởi khí lực của ta, giúp ta tựthắng ta và thắng những người khác. II. Tự ái không phải là giả dối như La Rochefoucauld nói . Vậy tự ái không hẳn là tự yêu mình. Có lòng tự ái là biết giá trị củamình, nhưng không phải cái gì của mình cũng yêu cả, mà chỉ yêu những cáiđáng yêu thôi, những cái gì nó làm cho ta hơn những ngưòi khác, làm chotâm hồn ta cao thượng lên. Đồng thời cũng là ghét những ti tiện của ta nó hạphẩm giá của ta. Nhưng tự ái lại có nghĩa là yêu đồng bào của ta nữa. Hiểutheo nghĩa đó thì lòng tự ái là một tay giúp sức rất đắc lực cho bổn phận.Cho nên những người mạt sát nó đều lầm cả. Theo La Rochefoucauld thìlòng tự ái là gốc của tất cả những thói xấu ; nó xui ta thực thà cũng chỉ vìkhéo vặt, đại lượng chỉ vì mua chuộc , biết ơn chỉ vì lo xa …nhưng như vậykhông phải là tự ái, theo nghĩa chúng ta và phần đông hiểu . Giấu những ýđịnh của mình đi lừa đồng bào, giả bộ có những cảm tình tốt mà mình khôngcó, như vậy đâu phải là trọng mình, yêu mình! Là thiếu lòng tự ái thì đúnghơn . III. Lòng tự ái rất quan trọng trong sự giáo dục . Vậy lòng tự ái rất quan hệ trong sự giáo dục. Nó giúp ta dạy trẻ hiểuthế nào là nhân phẩm, thế nào là danh dự . Tính đó, ở trẻ rất dễ kích thích,chỉ dẫn, tinh luyện. Nhờ nó, ta tập cho trẻ dần dần có đủ các đức tốt được,trước hết là lòng tự trọng trong cử chỉ, ngôn ngữ, rồi đến lòng kiên nhẫn,biết trọng đồng bào, biết liêm khiết. Nhưng ta phải gợi lòng tự ái của trẻ một cách kín đáo. Cho chúng hiểurằng ta yêu chúng, tin chúng, rằng chúng không đến nỗi làm những điều rấtxấu được thì rồi dần dần chúng cũng tự yêu chúng và gắng sức để đượcxứng đáng với lòng yêu của ta . Nếu chúng đã biết tự trót lầm lỡ thì ta mắng: “Một đứa trẻ biết tự trọng không làm điều ấy. Con phải xấu hổ vì cử chỉcủa con chứ!”, Nhưng đừng tin rằng những cách đó lúc nào cũng có kết quả đâu. Nếukhuyên bảo điều gì mà chúng không nghe thì phải cương quyết, bắt buộcchúng làm điều đó. Mới đầu chúng sợ mà tuân, sau chúng sẽ vì lòng tự ái màlàm. ...