Năm 1965, trong chiến khu chống Mỹ rừng miền Đông tôi đang trong đợt tập sự làm phóng viên chiến trường, theo sư đoàn 9 bộ binh tham gia chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài, chưa viết được bài nào một hôm cùng một đại đội hành quân bị lạc giữa rừng, chẳng đến được nơi phải đến trở về cũng không biết đường nào, loanh quanh trong vùng rừng già ma thiêng nước độc cả tuần lễ, ban chỉ huy quyết định dừng lại cho trinh sát đi các ngả tìm cơ quan đơn vị hỏi thăm đường,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lớp học giữa rừng Lớp học giữa rừng TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ VĂN THẢONVTPHCM- Năm 1965, trong chiến khu chống Mỹ rừng miền Đông tôi đang trong đợttập sự làm phóng viên chiến trường, theo sư đoàn 9 bộ binh tham gia chiến dịch PhướcLong - Đồng Xoài, chưa viết được bài nào một hôm cùng một đại đội hành quân bị lạcgiữa rừng, chẳng đến được nơi phải đến trở về cũng không biết đường nào, loanh quanhtrong vùng rừng già ma thiêng nước độc cả tuần lễ, ban chỉ huy quyết định dừng lại chotrinh sát đi các ngả tìm cơ quan đơn vị hỏi thăm đường, mất tuần lễ nữa một mủi trở vềbáo tìm được một kho gạo giữa rừng.Hay lắm, vừa lúc hết gạo xin một ít hoặc vay mượn hỏi đường đi tiếp.Nhưng kho gạo cương quyết không cho, nói không được phép, đây là gạo dự trữ quantrọng dành cho sư đoàn chủ công chiến dịch (thì chúng tôi đây), phải có giấy cấp của banchỉ huy đóng dấu ký tên, ai biết chúng tôi là đơn vị nào người ngợm như thế nào.Tổ trưởng giữ kho gạo tuổi trung niên, mặt đen người to đùng, rất nghiêm nghị nguyêntắc, và tổ viên là ba cô gái trẻ, kể cũng lạ ở giữa rừng hoang vu như thế này. Nhưngchúng tôi không bình luận gì cả, không một cái liếc mắt lời nói đẩy đưa, trước mắt là vấnđề sinh tử cần phải có gạo ăn hỏi đường đi, ra sức năn nỉ nhưng tay tổ trưởng mặt đencương quyết lắc đầu không một chút nao núng.“Tôi nói không được là không được”, gã nói, vững vàng như vị bồ tát trên tòa sen.“Chúng tôi có thể chết đói ở đây, ngay trước mặt anh”, đại đội trưởng hăm dọa.“Thì chết”, tổ trưởng gầm gừ. “Mấy anh có thể nhai tạm lá rừng, chúng tôi có vuông rẫyphía sau hái ít rau ăn phụ vào, có luồng bẩy ra đó kiếm ít thịt. Nhưng gạo thì không được,tôi nói rồi, đó là máu của chiến trường”.Ban chỉ huy lại họp, đại đội trưởng nháy mắt với chúng tôi “mạnh dùng sức yếu dùngchước”, giờ đây yếu thế rồi phải “đánh cửa hậu” giở trò mua chuộc thôi. Đại đội trưởngcho gom hết tiền bạc tư trang nếu có, cả đồng hồ đeo tay chỉ giữ lại một chiếc đi đường,một mình vào gặp tổ trưởng. Đôi bên thương thảo rất lâu, rồi đại đội trưởng đi ra mặtmày hớn hở, tiền của vẫn còn nguyên, cho mọi người đi xúc gạo vào ruột tượng chuẩn bịlên đường.Sau đó anh có việc bàn riêng với tôi.Chuyện là như vầy: anh đã hỏi đường rồi, hóa ra cũng gần trận địa thôi, đại đội sẽ đithẳng đến đó nhào vô đánh liền, tôi là nhà báo không mắc mớ gì phải chịu nguy hiểm, tàiliệu đã lấy nhiều rồi về nhà mà viết, tôi ở lại kho gạo vài ngày anh sẽ cho người đến đưađi.Vậy cũng được. Tôi ở lại, nhưng đại đội vừa đi khỏi tay tổ trưởng kêu tôi bảo lập chươngtrình dạy học cho ba cô gái. Dạy học gì? Tôi hỏi. Thì còn gì nữa, tổ trưởng nói, đại độitrưởng hứa lấy gạo đổi lại việc tôi ở lại đây làm thầy giáo. Đúng một tháng. Ba cô gái dốtđặc ghi chép sổ sách chỉ toàn vạch đứng vạch ngang, tổ trưởng có biết chữ nhưng khôngthể dạy được, hằng ngày phải đi cảnh giới, cả đám chúi đầu vào học biệt kích tới khôngchết cũng ở tù rục xương.Hóa ra là như vậy, tay đại đội trưởng mắc dịch. Thế là tôi ở lại kho gạo làm thầy giáo bấtđắc dĩ, đúng ra là bị ở tù, rủa tay đại đội trưởng cả tuần lễ, tuần sau vẫn còn rủa. Được cáiba cô gái học rất chăm chỉ, giữ kho gạo chẳng tốn nhiều thì giờ phần lớn chúng tôi dànhcho việc học. Nhưng chỉ có bấy nhiêu thôi, ngoài ra chẳng nên cơm cháo gì, ba cô gái lớntồng ngồng chữ a chữ b không biết, số 1 số 2 cũng không, đếm mười ngón tay còn khônghết, một vòng tròn chữ o mất cả buổi, vặn hết cả người chữ o vẫn cong queo dèm dẹp.Nhưng tôi cứ dạy, tới đâu thì tới, đã ăn cơm của người ta rồi, tôi nói với tay tổ trưởngkhông cần biết kết quả như thế nào, đúng một tháng là tôi dông. Trước đây thường ngàytay tổ trưởng đi cảnh giới quanh kho gạo, rồi đi xa hơn, dò xét các dấu vết biệt kích thámbáo, nhưng từ ngày có tôi dạy học anh ta chỉ lẩn quẩn quanh bàn học, không biết cảnhgiới cái gì.Lớp học không có chuyện gì về việc học, nhưng lại xảy ra chuyện khác. Ba cô gái quêđồng bằng sông Cửu Long (tay tổ trưởng người miền Bắc) biết tôi cùng quê hỏi đủchuyện, tôi nói tôi đi lâu rồi cũng hỏi, các cô nhớ nhà muốn thư giãn vậy thôi, tôi cũngnhớ quê nhiều khi không cưỡng được, thế là giữa các con chữ con toán chúng tôi nóichuyện cá linh mùa nước nổi, bông súng bông điên điển, tháng này đã có cá chạch lấuchưa và người ta lưới bắt cá hô ra làm sao, tay tổ trưởng cầm súng dậm chân thình thịchbên ngoài ho khan nhảy mũi chúng tôi vẫn cứ nói.Lúc đó vào cuối năm rừng khu Sáu lạnh như cắt da, tối đến chúng tôi phải đốt đống lửalớn cạnh võng nhưng cũng chỉ ngủ được từng chập, lửa tàn ngọn một chút phải trở dậynhóm thêm. Đã gần Tết rồi, ba cô gái càng nhớ nhà hơn, cô gái nhỏ tuổi nhứt, ngườitrắng trẻo cao dong dỏng một đêm thấy tôi trở dậy nhóm lửa đến cùng ngồi chuyện vãnmột chút rồi nói:“Anh à, em nhờ anh chuyện này…”“Chuyện gì?”, tôi hỏi. “Sắp hết tháng tôi đi rồi…”.“Thì anh cứ đi, nhưng trước khi đi anh viết dùm em bức thư...”.“Vậy tôi dạy cô học làm gì?”.“ Nhưng em chưa viết được, anh biết rồi, em chỉ mới biết đánh vần chưa viết được thànhcâu”.“Vậy tôi viết như thế nào?”.“Em nói cho anh nghe ý em, anh viết thành thư rồi em chép lại. Em có thể nhờ anh tổtrưởng nhưng ở đây giao liên lâu tới lắm, lại sắp Tết rồi, anh đi mang dùm thư em đi”.Tôi không thể từ chối, đến gặp tay tổ trưởng:“Đáng lý mai tôi đi, có giao kèo rồi, nhưng tôi ở lại thêm ít nữa cho mấy cô viết đượcthành câu…”.Tay tổ trưởng trố mắt nhìn tôi, tôi bực mình nói tiếp:“Tôi nói cho anh biết tôi chẳng màng đâu, tôi ở cơ quan văn nghệ con gái có đến hàngtrăm, diễn viên văn công không đẹp nhiều cũng đẹp ít, đây là tôi muốn phụ giúp các côgái của anh khỏi vạch ngang vạch dọc trong những lần đong gạo”.Tay tổ trưởng vẫn ngậm miệng cóc. Như vậy là xong, tôi ở lại, nhiệm vụ phải hoàn thành,ngày đêm vẫn dạy đều, chăm chút nhiều hơn đến cô em út, bức thư phải hoàn thành, củacô cũng là của tôi.Tôi nói cơ quan tôi có nhiều cô văn c ...