Thông tin tài liệu:
Bệnh nhân bị cao huyết áp do thận : nguyên tắc điều trị cao huyết áp do thận là vấn đề tái tưới máu thận (tái tạo mạch máu thận). Tuy nhiên, dùng Lopril có thể có ích cho những bệnh nhân này trong thời gian chờ đợi phẫu thuật điều chỉnh hoặc trường hợp không thể phẫu thuật được. Khi điều trị phải dùng liều ban đầu thấp và theo dõi chức năng thận cũng như kali huyết, một vài bệnh nhân có thể bị suy thận chức năng, tuy nhiên sẽ hồi phục lại khi ngưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LOPRIL (Kỳ 4) LOPRIL (Kỳ 4) - Bệnh nhân bị cao huyết áp do thận : nguyên tắc điều trị cao huyết áp dothận là vấn đề tái tưới máu thận (tái tạo mạch máu thận). Tuy nhiên, dùng Loprilcó thể có ích cho những bệnh nhân này trong thời gian chờ đợi phẫu thuật điềuchỉnh hoặc trường hợp không thể phẫu thuật được. Khi điều trị phải dùng liều banđầu thấp và theo dõi chức năng thận cũng như kali huyết, một vài bệnh nhân cóthể bị suy thận chức năng, tuy nhiên sẽ hồi phục lại khi ngưng điều trị. - Bệnh nhân suy tim nặng (giai đoạn IV) hoặc đái tháo đường lệ thuộcinsuline (có khuynh hướng tăng kali huyết) : khi điều trị phải được theo dõi chặtchẽ trên lâm sàng và liều ban đầu phải thấp. - Bệnh nhân cao huyết áp với suy mạch vành : không ngưng thuốc chẹnbêta ; phối hợp thuốc ức chế men chuyển với thuốc chẹn bêta. - Ghép thận hoặc thẩm phân máu : Thiếu máu với giảm hàm lượng hémoglobine đã được ghi nhận. Tác dụngnày dường như không phụ thuộc vào liều lượng nhưng có liên quan đến cơ chế tácđộng của các thuốc ức chế men chuyển. Việc giảm này ở mức độ trung bình, xảy ra trong thời hạn khoảng 1 đến 6tháng, sau đó ở mức ổn định. Sẽ khỏi sau khi ngưng điều trị. Việc điều trị có thểđược áp dụng nhưng cần phải kiểm tra máu thường xuyên. - Can thiệp phẫu thuật : trường hợp có dùng thuốc gây vô cảm, và thườngxảy ra hơn khi sử dụng các loại thuốc gây vô cảm có tiềm năng hạ huyết áp, thuốcức chế men chuyển sẽ làm tụt huyết áp. Nên ngưng điều trị một ngày trước khiphẫu thuật nếu có thể. LÚC CÓ THAI Các nghiên cứu trên thú vật cho thấy không có tác dụng gây quái thai,nhưng có độc tính trên phôi thai của nhiều loài. Ở phụ nữ có thai được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển : - chưa có nghiên cứu dịch tễ học rộng rãi ; - một vài quan sát riêng rẽ ở phụ nữ có thai trong ba tháng đầu cho thấyrằng nói chung có thể bảo đảm về phương diện không gây quái thai ngoại trừ mộtvài trường hợp dị dạng vòm sọ có liên quan đến việc dùng lâu dài thuốc ức chếmen chuyển trong thời gian mang thai. - dùng thuốc trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, và nhất là nếu tiếp tục chođến khi sinh, dễ có nguy cơ gây tổn thương thận có thể gây giảm chức năng thậncủa bào thai với đôi khi bị thiểu ối, suy thận ở trẻ sơ sinh, với hạ huyết áp và tăngkali huyết, thậm chí vô niệu (có hồi phục hoặc không). Từ đó kết luận rằng : Nguy cơ gây dị dạng, nếu có, rất thấp. Không cần thiết phải phá thai khitình cờ phát hiện có thai trong khi đang điều trị. Tuy nhiên cần siêu âm để kiểm travòm sọ. Ngược lại, nếu phát hiện có thai khi đang điều trị bằng Lopril, cần ngưngngay thuốc này và trong suốt thai kỳ. LÚC NUÔI CON BÚ Một lượng nhỏ captopril (khoảng 1% so với nồng độ trong máu của ngườimẹ) được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó nên ngưng cho con bú trong thời gian điềutrị. TƯƠNG TÁC THUỐC Không nên phối hợp : - Thuốc lợi tiểu tăng kali huyết (spironolactone, triamtérène, một mình hoặcphối hợp...) : tăng kali huyết (có thể gây tử vong), nhất là ở bệnh nhân suy thận(phối hợp tác động làm tăng kali huyết). Không phối hợp thuốc lợi tiểu tăng kalihuyết với thuốc ức chế men chuyển, trừ trường hợp bệnh nhân bị hạ kali huyết. - Lithium : tăng lithium huyết có thể đến ngưỡng gây độc (do giảm bài tiếtlithium ở thận). Nếu bắt buộc phải dùng thuốc ức chế men chuyển, cần theo dõi sátlithium huyết và điều chỉnh liều. Thận trọng khi phối hợp : - Thuốc trị đái tháo đường (insuline, sulfamide hạ đường huyết) : Tăng tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trịbằng insuline hoặc sulfamide hạ đường huyết. Hiếm khi xảy ra các biểu hiện khóchịu do hạ đường huyết (cải thiện sự dung nạp glucose do đó giảm nhu cầuinsuline). Tăng cường tự theo dõi đường huyết. - Baclofène : tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu thấycần. - Thuốc lợi tiểu : nguy cơ hạ huyết áp đột ngột và/hoặc suy thận cấp tínhkhi dùng thuốc ức chế men chuyển trường hợp bệnh nhân trước đó đã bị mấtmuối-nước. Trong cao huyết áp động mạch, nếu việc điều trị bằng thuốc lợi tiểu trướcđó gây mất muối-nước (đặc biệt ở bệnh nhân đã hoặc đang được điều trị bằngthuốc lợi tiểu, hoặc theo chế độ ăn kiêng không có muối, hoặc ở bệnh nhân lọcthận nhân tạo), cần phải : - hoặc ngưng thuốc lợi tiểu trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế menchuyển, và sau đó có thể dùng trở lại thuốc lợi tiểu hạ kali huyết nếu cần thiết, - hoặc dùng liều ban đầu thấp thuốc ức chế men chuyển và tăng liều từ từ. Ở bệnh nhân suy tim sung huyết được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, bắt đầubằng liều rất thấp thuốc ức chế men chuyển, có thể sau đó giảm liều lợi tiểu hạ kalihuyết dùng phối hợp. Trong mọi trường hợp, cần theo dõi chức năng thận (créatinine huyết) trongcác tuần lễ đầu điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển. Lưu ý khi phối hợp : - Thuốc kháng viêm không stéroide (do suy luận từ indométacine) : giảmtác dụng hạ huyết áp (do thuốc kháng viêm không stéroide gây ức chế cácprostaglandine có tác dụng giãn mạch và phénylbutazone gây giữ muối-nước). - Thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine (ba vòng), thuốc an thần kinh :tăng tác dụng hạ huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng (hiệp đồng tác dụng). - Corticoide, tétracosactide : giảm tác dụng hạ huyết áp (do corticoide gâygiữ muối-nước). ...