Danh mục

Lựa chọn biện pháp điều trị sỏi thận

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.93 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra bệnh.Nhiều nguy cơ do sỏi thận gây raPhần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do nước tiểu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lựa chọn biện pháp điều trị sỏi thận Lựa chọn biện pháp điều trị sỏi thận Vị trí sỏi thường tắc nghẽn Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trịkịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Mộtsố loại sỏi thận có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏtrong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trịsỏi thận triệt để nếu phát hiện ra bệnh. Nhiều nguy cơ do sỏi thận gây ra Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do nước tiểu bị cô đặc nhưuống ít nước hoặc tập thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi, sự thừa khoáng tinh thểtrong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, natri, cystine hayphốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể rangoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gâyra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Còn sỏi tại bàngquang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận,sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãnmỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ tạo ra áp lựccao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận. Đặc biệt khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề,viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Ngườibệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đếnnhững hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắtbỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽdẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đếngiảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nướctiểu. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗrò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang dosỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bênkia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thậnsẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gâyra suy thận. Lựa chọn biện pháp xử lý sỏi như thế nào? Sỏi thận được điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể. Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ địnhcan thiệp lấy sỏi khác nhau. Có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏingay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theolịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏinhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra máu hoặc gây biến chứng viêmnhiễm ở thận. Về điều trị sỏi thận, với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần: Uống nhiều nước đểdễ tống sỏi ra ngoài; Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận; Điều trịcác biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ hình thành sỏi. Khi biết được nguyênnhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân. Cách thức điều trịcũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: - Về kích thước sỏi: khi sỏi nhỏ hơn 5mm và sỏi nằm ở đài bể thận thì cốgắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên và sỏi có thểđược đái ra ngoài. - Vị trí của sỏi: Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trịbằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới củathận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạnchỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cáchđiều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏithận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi. Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tánsỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phảidựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiệnsỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị. Lời khuyên: Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽtrở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đếnnhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiệnra sỏi. Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ tái phát, nên cách tốt nhất làphòng ngừa, như thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thểdục. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày (nếukhông bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu đã bị sỏi canxi, có ...

Tài liệu được xem nhiều: