Danh mục

Lựa chọn hướng đi phù hợp cho hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.46 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm mục tiêu cung cấp một bức tranh tổng quan về cho vay ngang hàng trên thế giới và Việt Nam, qua đó gợi ý một số chính sách cho phát triển hoạt động này ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lựa chọn hướng đi phù hợp cho hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 60. 1Phan Chung Thủy* Trần Phương Thảo* Lê Văn Lâm* Tóm tắt Cho vay ngang hàng (Peer-to-peer lending – P2P) là thuật ngữ dùng để chỉ mô hình kinh doanh mới sử dụng nền tảng công nghệ trực tuyến để kết nối các nhà đầu tư với các cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Mặc dù chỉ mới ra đời trên thế giới vào khoảng năm 2005, nhưng sản phẩm tài chính mới này đã có những bước phát triển vượt bậc cả về tính chất, quy mô và khối lượng giao dịch. Hiện nay đã có 5 loại hình thức khác nhau của hoạt động cho vay ngang hàng. Tính đến cuối năm 2018, lượng vốn cho vay bằng hình thức này đạt khoảng 245 tỷ USD tăng đến gần 2433 % so với năm 2013 (chỉ tính riêng trong top 9 thị trường lớn nhất trên thế giới). Mặc dù đã có hơn 40 công ty triển khai mô hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam, nhưng hoạt động cho vay ngang hàng hiện nay vẫn còn khá sơ khai. Bài viết này nhằm mục tiêu cung cấp một bức tranh tổng quan về cho vay ngang hàng trên thế giới và Việt Nam, qua đó gợi ý một số chính sách cho phát triển hoạt động này ở Việt Nam. Từ khóa: Cho vay ngang hàng, mô hình kinh doanh, môi trường pháp lý, hàm ý chính sách. 1. Tổng quan về P2P lending 1.1. Lịch sự ra đời và phát triển của cho vay ngang hàng Sự ra đời của hoạt động cho vay ngang hàng (Peer to Peer lending) hay rộng hơn là tài chính ngang hàng (peer to peer finance) được phát triển dựa trên nền tảng “peer to peer”- một hệ thống mô tả sự tương tác giữa hai bên liên quan không cần sự tham gia của thành phần trung gian. Có thể thấy rằng thuật ngữ này bắt nguồn từ lĩnh vực mạng máy tính để mô tả về mạng lưới mà ở đó mỗi máy tính bất kỳ đều có thể vận hành như khách hàng * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phanthuy@ueh.edu.vn 900 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hoặc máy chủ đối với các máy tính khác trong cùng hệ thống mạng không cần kết nối với hệ thống trung tâm. Hệ thống này được biết dưới tên gọi là mạng lưới ngang hàng (peer- to peer network). Dựa trên sự phát triển của hệ thống mạng internet, mạng lưới ngang hàng đã thúc đẩy sự phát triển các giao dịch giữa các khách hàng không có sự tham gia của các tổ chức trung gian ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoạt động ban đầu có thể kể đến là hoạt động chia sẻ tài liệu giữa các cá nhân (peer-to-peer file sharing) thông qua việc cài đặt các phần mềm liên quan trên các thiết bị máy tính, sau đó có thể kết nối trực tiếp vào các máy tính khác nhau trên mạng lưới, thông qua các phần mềm này để chia sẻ các tài liệu như là hình ảnh, file nhạc, phim ảnh hoặc các trò chơi. Hình thức chia sẻ tài liệu này cũng đang được phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc và phim ảnh với sự ra đời của các dịch vụ trực tuyến như Spotify hay NetFlix. Sự phát triển của hoạt động chia sẻ dữ liệu ngày càng được mở rộng, thông qua các dịch vụ như Napster, Gnutella, Kazaa hoặc BitTorrent. Trong lĩnh vực tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, hoạt động cho vay ngang hàng được bắt nguồn từ hoạt động của 2 công ty: Zopa tại Anh vào năm 2005 và Prosper tại Mỹ vào năm 2006. Cả 2 công ty này triển khai dịch vụ cho vay ngang hàng, ở đó người vay và người cho vay có thể giao dịch trực tiếp với nhau thông qua thị trường trung tâm, thay vì qua các ngân hàng thương mại. Rất nhiều doanh nghiệp tương tự sau đó cũng đã ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính thay thế khác cho với hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại và thị trường vốn. Cụ thể: ▪ Dịch vụ huy động vốn cộng đồng (crowdfunding) thông qua việc gọi vốn từ các nhà đầu tư riêng lẻ (crowd) cho các dự án với mục tiêu cụ thể, ▪ Dịch vụ kinh doanh ngoại hối (foreign currency platform) dựa trên nền tảng kết nối trực tiếp các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch, ▪ Chiết khấu hóa đơn phi ngân hàng (non-bank invoice discounting) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ cải thiện dòng tiền trong hoạt động kinh doanh thông qua việc cho vay ứng trước từ các nhà đầu tư dựa trên việc đảm bảo bằng các hóa đơn hoặc các khoản phải thu đến hạn, ▪ Tiền điện tử (cryptocurrencies) như là Bitcoin hoặc Litecoin với việc hỗ trợ hoạt động thanh toán các đồng tiền kỹ thuật số này mà không cần có tổ chức phát hành trung tâm. Có thể thấy rằng với lợi thế về giảm t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: