Thông tin tài liệu:
Luận án Thạc sĩ Ngữ văn: Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu gồm có 3 chương. Trong đó, chương 1 - Thể loại tiểu thuyết trong sự nghiệp Nguyễn Minh Châu; chương 2 - Chất sử thi trong tiêu thuyết Nguyễn Minh Châu; chương 3 - Chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Thạc sĩ Ngữ văn: Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LẠI THỊ HỒNG VÂNCHẤT SỬ THI VÀ CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU LUẬN ÁN THẠC SĨ NGỮ VĂN TP.HCM – 2001 MỤC LỤCMỤC LỤC ......................................................................................................................... 5DẪN LUẬN ....................................................................................................................... 7 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 7 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 9 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 17 4.CẤU TRÚC LUẬN VĂN..................................................................................................... 18CHƯƠNG 1:THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP NGUYỄN MINHCHÂU .............................................................................................................................. 20 1.1.NGUYỄN MINH CHÂU CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP ............................................ 20 1.1.1.Con người Nguyễn Minh Châu ................................................................................. 20 1.1.2.Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu ............................................................. 24 1.2.TIỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ........... 32CHƯƠNG 2: CHẤT SỬ THI TRONG TIÊU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU 43 2.1.KHÁI NIỆM CHẤT SỬ THI: ......................................................................................... 43 2.2.CHIẾN TRƯỜNG VÀ HẬU PHƯƠNG ......................................................................... 45 2.3.CÁ NHÂN VÀ LỊCH SỬ ................................................................................................. 52 2.4.CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH : ................................................................................. 61CHƯƠNG 3: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINHCHÂU .............................................................................................................................. 70 3.1.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN ........................................ 70 3.2.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG MIÊU TẢ NỘI TÂM NHÂN VẬT ................................... 77 3.3.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG GIỌNG VĂN: .................................................................... 90KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 96THƯ MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 101 DẪN LUẬN1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Luận văn Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đi sâu tìmhiểu sáng tác của một nhà văn tiêu biểu cho cả hai giai đoạn trước và sau chiến tranh, ở nướcta. Ba mươi năm chiến tranh là một điều kiện xã hội đặc biệt của văn học Việt Nam. Trongnhững bộn bề của sáng tác và phê bình văn học ngày hôm nay, vấn đề văn học ba mươi nămchiến tranh vẫn là mối quan tâm đặc biệt. Nỗi đau và mất mát còn đó hằn lên số phận conngười với nhiều dáng vẻ khác nhau. Sáng tác của thế hệ nhà văn cầm súng là chiếc cầu nối thựcsự giữa quá khứ và hiện tại. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu trong giai đoạn chống Mỹ và giai đoạn đổi mớivăn học những năm tám mươi. Di sản văn học của ông vừa đậm đà chất anh hùng ca vừa daydứt trăn trở về nỗi đau của đời người, nhưng trước sau ông vẫn là một ngòi bút đầy tâm huyếtvới nghề, với đời. Đối với người đọc, ngòi bút nhân hậu ấy ngày càng sâu sắc hơn, người hơn,đời hơn. Khi viết về Nguyễn Minh Châu nhiều học giả đã đánh giá vị trí quan trọng của ôngđối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó sáng tác của Nguyễn Minh Châu gợicho chúng ta nhiều suy nghĩ xung quanh vấn đề văn học và con người trong chiến tranh. Chưacó điều kiện bao quát toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu nên ở luận văn này chúng tôichỉ tìm hiểu các tiểu thuyết của ông. Luận văn góp phần đánh giá sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu ở thể loại tiểuthuyết. Trong đời văn của mình, ông đã để lại chín quyển tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấuchân người lính (1972), Từ giã tuổi thơ (1974), Miền cháy (1976), Lửa từ những ngôi nhà(1977), Những ngày lưu lạc (1981), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Đảo đá kỳ lạ(1985) và Mảnh đất tình yêu (1987). Đó là một khối lượng tác phẩm không nhỏ, chưa kể cómột tiểu thuyết đã được ấp ủ đến chín muồi nhưng ông chưa kịp hoàn thành. Nguyễn MinhChâu đã có những trăn trở và đổi mới trong lĩnh vực truyện ngắn, và cũng phải thừa nhận rằngông đã tạo ra một diện mạo mới cho truyện ngắn trong thập niên tám mươi. Khác với truyệnngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu vẫn nằm trong dòng văn học truyền thống của giaiđoạn 1945 - 1980. Những năm dài viết tiểu thuyết đã hình thành nên vốn sống và quan niệmnghệ thuật ngày càng sâu sắc hơn trong ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Tuy nằm trong dòngchảy chung của văn học thời đại nhưng tiểu thuyết của ông lại có những nét riêng độc đáo.Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được hình thành và phát triển trong bối cảnhcủa một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mỹ, NguyễnMinh Châu vừa nhận diện con người trong mối quan hệ với cộng đồng vừa soi chiếu nhân vậtcủa mình trong mối quan hệ đa chiều. Đó là quan hệ giữa cá nhân và cách mạng, quan hệ giađình, trong tình yêu, bạn bè, giữa những giá trị truyền thống với những ...