Danh mục

Luận án Tiến sĩ: Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc

Số trang: 172      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.12 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ: Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Luận án bao gồm các nội dung: tổng quan về nghiên cứu; cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn; phương pháp nghiên cứu; phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vữ Tây Bắc giai đoạn 2011-2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- PHẠM HƢƠNG THẢO CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚILAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC TÂY BẮC Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền HÀ NỘI, NĂM 2019 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Thực tiễn nước ta cho thấy, dân cư sống ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngdân số ở Việt Nam (trên 68% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn). Trong thờigian vừa qua, Đảng và Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp, chính sách nhằm đa dạnghóa việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhóm đối tượng này.Nhưng thu nhập thực tế của người dân nông thôn nói chung, nông dân khu vực Tây Bắcnói riêng còn nhiều hạn chế. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê năm 2011 cho biết, thu nhập của người dân nôngthôn mặc dù tăng đều qua các năm, tuy nhiên mức thu nhập bình quân trong khu vựcnông thôn mới chỉ đạt 891 nghìn đồng/người/tháng; trong đó thu nhập của nhómnghèo, nhóm cận nghèo lần lượt là 406 nghìn/người/tháng và 644 nghìnđồng/người/tháng. Nói cách khác, thu nhập bình quân của nhóm đối tượng cận nghèoở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay mới chỉ tương đương với mức chuẩn xác địnhnghèo của ngân hàng thế giới thiết lập ở năm 1993 (người nghèo là người có thu nhậpdưới 1usd/người/ngày). Nhà nước, chính quyền trung ương ban hành rất nhiều chủ trương đường lối, cácbiện pháp chính sách về việc làm nhằm tạo điều kiện để người dân nông thôn gia tăngthu nhập. Tuy nhiên việc thực hiện những chủ trương đó tại các cơ sở lại chưa hiệu quả,chưa đem lại những biến đổi thu nhập tích cực đối với người dân nông thôn. Chính sáchhỗ trợ việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chínhsách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Hệ thống chính sách việc làm, dạy nghề vàgiải pháp thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm cho người lao động, phát triển thị trườnglao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng ở nông thôn (nhất là nông thôn khu vực Tây Bắc) được xem là một trong nhữngchính sách cơ bản nhất của quốc gia. Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đángnhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việclàm; góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội; tạo điều kiện phát triểnkinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người lao động. Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn một số vướng mắc hạn chế kết quả triểnkhai các hoạt động hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Tây Bắc, cụ thể như sau: Thứ nhất, vùng miền núi miền núi Tây Bắc, Việt Nam địa hình hiểm trở, cónhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Tuy nhiên đây 2cũng là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém; xuất phát điểmvà trình độ phát triển kinh tế-xã hội thấp, tỷ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp, thườngbị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt... Do đó, hỗ trợ việc làm cho người lao động luôn đượcĐảng và Nhà nước quan tâm để tạo dựng việc làm, duy trì cuộc sống ổn định, lâu dài, gópphần cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Thứ hai, từ Đổi mới đến nay Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách về hỗ trợviệc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động vùng miền núi với nhiều hình thức hỗtrợ khác nhau và đã thu được nhiều kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nsghèo giảm, đời sống vậtchất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế hiệnnay, vẫn còn nhiều hạn chế bất cập như cơ cấu ngành đào tạo chưa phù hợp với thịtrường lao động, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầuthực tiễn; nhiều người đã qua đào tạo nghề vẫn gặp nhiều khó khăn để tìm được việclàm; nhiều người phải làm việc không phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đàotạo; tỷ lệ thiếu việc làm còn khá cao... báo cáo của Bộ Lao động thương binh và Xã hộinăm 2016 về phê duyệt kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếpcận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 cho hay, cả nước có 1.986.697 hộ nghèo(chiếm 8,23% tỷ lệ so với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và có 1.306.928 hộ cận nghèo(chiếm 5,41%;) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.Trong đó số hộ nghèo miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với 31,24 %, tiếp theolà miền núi Đông Bắc (17,72%), khu vực Tây Nguyên (15,27%), Đông Nam Bộ có tỷ lệhộ nghèo thấp nhất cả nước là 1,05% và Đồng bằng Sông Hồng chỉ có 3, 23%. Do đó cầncó những đánh giá về hiệu quả, tác động của chính sách hỗ trợ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: