Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm chuyển được gen EPSPS và bar vào giống bông Coker 310 bằng phương pháp chuyển gen thông qua A. tumefaciens; tạo ra dòng bông chuyển gen chống chịu cao (chịu được liều lượng gấp 2 lần liều lượng khuyến cáo) với thuốc diệt cỏ glufosinate hoặc glyphosate làm vật liệu cho chọn tạo giống bông chịu thuốc trừ cỏ trong nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Công nghệ Sinh học: Tạo dòng bông (Gossypium hirsutum L.) chống chịu thuốc trừ cỏ Glufosinate và Glyphosate bằng kỹ thuật chuyển gen qua trung gian Agrobacterium tumefaciens BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHÃ TẠO DÒNG BÔNG (Gossypium hirsutum L.) CHỐNG CHỊUTHUỐC TRỪ CỎ GLUFOSINATE VÀ GLYPHOSATE BẰNG KỸ THUẬT CHUYỂN GEN QUA TRUNG GIAN Agrobacterium tumefaciens Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9.42.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHÃ TẠO DÒNG BÔNG (Gossypium hirsutum L.) CHỐNG CHỊUTHUỐC TRỪ CỎ GLUFOSINATE VÀ GLYPHOSATE BẰNG KỸ THUẬT CHUYỂN GEN QUA TRUNG GIAN Agrobacterium tumefaciens Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9.42.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THANH KIẾM TS. BÙI MINH TRÍ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luậnán hoàn toàn trung thực và là một phần trong đề tài “Nghiên cứu tạo giống bông khángsâu và chịu thuốc trừ cỏ bằng kỹ thuật chuyển gen” mã số KC.06.11/11-15 thuộcChương trình“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sảnphẩm chủ lực” do TS. Trần Thanh Hùng và TS. Trịnh Minh Hợp làm chủ nhiệm.Những số liệu trong luận án được phép công bố với sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài vàchưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Tác giả của luận án Nguyễn Thị Nhã i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện luận án, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, giúpđỡ tận tình của tập thể Quý thầy cô, các cơ quan và cá nhân. Nhân dịp này tôi xinđược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Phan Thanh Kiếm và TS. Bùi Minh Trí là những người thầy hướngdẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện luận án; Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạoSau Đại học, Bộ môn Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ ChíMinh đã tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án; Tập thể Quý thầy cô giáo Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học NôngLâm TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp tôi thời gian thực hiện luận án tạiTrường; Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố, Chủ nhiệmđề tài “Nghiên cứu tạo giống bông kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ bằng kỹ thuậtchuyển gen” mã số KC.06.11/11-15 đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiệncác nội dung nghiên cứu, Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã tạođiều kiện về thời gian để tôi hoàn thành các yêu cầu của Cơ sở đào tạo; Tất cả bạn bè và đồng nghiệp những người đã dành cho tôi sự giúp đỡ chânthành trong quá trình làm luận án; Chồng, con cùng những người thân trong gia đình đã luôn động viên, ủng hộ vàlà điểm tựa tinh thần to lớn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Nhã ii TÓM TẮT Các thí nghiệm của Luận án “Tạo dòng bông (Gossypium hirsutum L.) chốngchịu thuốc trừ cỏ Glufosinate và Glyphosate bằng kỹ thuật chuyển gen qua trung gianAgrobacterium tumefaciens.” được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triểnNông nghiệp Nha Hố-xã Nhơn Sơn-huyện Ninh Sơn-tỉnh Ninh Thuận, trên giống bôngCoker310 và dòng Coker310FR; hai cấu trúc gen P35S-EPSPS-TNOS và PNOS-bar-TNOS; hai vector chuyển gen pCB301:nptII và pCAMBIA1300:hpt; và vi khuẩn A.tumefaciens chủng C58/PGV2260. Thời gian thực hiện từ năm 2013 đến năm 2020.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là ứng dụng được phương pháp chuyển gen qua trunggian A.tumefaciens để chuyển gen EPSPS và bar vào cây bông và tạo được dòng bôngchuyển gen chống chịu cao với thuốc trừ cỏ glyphosate/glufosinate. Kết quả cho thấy: Dòng Coker310FR chọn lọc qua tái sinh liên tục ba thế hệ của giống bôngCoker310 có khả năng tái sinh rất cao, thể hiện qua tỷ lệ mô sẹo phát sinh phôi là95,6% và tỷ lệ cây tái sinh không dị dạng trên môi trường GR5 là 36,7%. Bốn vector chuyển gen, gồm pCAMBIA1300:hpt-bar, pCAMBIA1300:hpt-EPSPS, pCB301:nptII-bar và pCB301:nptII-EPSPS được tái cấu trúc bằng cách chènvùng P35S-EPSPS-TNOS và PNOS-bar-TNO ...