Danh mục

Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm lâm học của những loại hình quần xã thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 289      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.73 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu luận án "Đặc điểm lâm học của những loại hình quần xã thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú, tỉnh Đồng Nai" nhằm xác định đặc tính của những kiểu quần xã thực vật rừng (QXTV) thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú của tỉnh Đồng Nai để làm cơ sở khoa học cho quản lý rừng và những phương thức lâm sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm lâm học của những loại hình quần xã thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú, tỉnh Đồng Nai i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Lê Văn Long, sinh ngày 15 tháng 07 năm 1985 tại xã Thiệu Giang,huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý tài nguyênrừng và môi trường hệ chính quy tại Trường Đại học Lâm nghiệp năm 2007. Tốtnghiệp Cao học chuyên ngành lâm sinh tại Trường Đại học Lâm nghiệp năm 2012. Quá trình công tác. Từ tháng 4/2008 đến 12/2010, tôi công tác tại VQG CátTiên, huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Từ tháng 01/2011 đến nay, tôi công tác tại Phânhiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh ĐồngNai. Chức vụ công tác. Từ năm 2008 -2011, tôi là Kiểm lâm viên, Hạt kiểm lâmVQG Cát Tiên. Từ năm 2011-2017, tôi là kỹ sư, giảng viên kiêm giảng tại Phân hiệuTrường Đại học Lâm nghiệp. Từ 2017 đến nay, tôi là Phó trưởng phòng Khảo thí vàĐảm bảo chất lượng – Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp. Tháng 12 năm 2014, tôi làm nghiên cứu sinh chuyên ngành lâm sinh tại trườngĐại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh. Địa chỉ liện lạc: Lê Văn Long, Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, thịtrấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại. CQ: 0251.3866.242; DĐ 0984.511.574. Email: lvlong@vnuf2.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Lê văn Long xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Cácsố liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Lê văn Long iii LỜI CẢM TẠ Luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sỹ chuyên ngànhlâm sinh học, khóa 2014 - 2018 của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ ChíMinh. Trong quá trình học tập và làm luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúpđỡ và tạo những điều kiện thuận lợi từ Ban giám hiệu của Trường Đại học Nông Lâmvà Phân hiệu trường Đại học lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai; Phòng sau đại học vàThầy – Cô của Khoa lâm nghiệp thuộc Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minhvà Phân hiệu trường Đại học lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai. Nhân dịp này, tôi xin bàytỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ qúy báu đó. Luận án này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Bá Toàn – Hộilâm nghiệp Tp. HCM và TS. Phạm Xuân Quý - Giảng viên Trường quản lý và bồidưỡng cán bộ lâm nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối vớihai hướng dẫn khoa học. Trong quá trình học tập và làm luận án, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Bangiám đốc và cán bộ của BQLR Phòng hộ Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai và nhữngngười thân trong gia đình. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sựgiúp đỡ đó. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2019 Lê Văn Long iv TÓM TẮT Đề tài “Đặc điểm lâm học của những loại hình quần xã thực vật thuộc kiểurừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”. Thời giannghiên cứu từ năm 2015 – 2017. Mục tiêu nghiên cứu là xác định đặc tính của nhữngkiểu quần xã thực vật rừng (QXTV) thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khuvực Tân Phú của tỉnh Đồng Nai để làm cơ sở khoa học cho quản lý rừng và nhữngphương thức lâm sinh. Số liệu nghiên cứu bao gồm 30 ô tiêu chuẩn điển hình vớikích thước 0,25 ha; trong đó mỗi kiểu quần xã thực vật là 5 ô tiêu chuẩn. Số liệu thuthập trong những ô mẫu bao gồm thành phần loài cây gỗ, đường kính thân cây ngangngực (D > 8 cm) và chiều cao toàn thân, tiết diện ngang và thể tích thân cây, tìnhtrạng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng, địa hình và đất. Các số liệu được phân tích sosánh bằng phương pháp thống kê trong sinh thái quần xã. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kiểu QXTV rừng ở khu vực Tân Phúđược hình thành trên nền khí hậu ẩm nhiệt đới thuộc cấp chế độ khô ẩm II theo phânloại khí hậu của Thái văn Trừng (1999). Chúng phân bố trên những đồi thấp với độcao tuyệt đối từ 45 - 120 m so với mặt biển và độ dốc từ 6 – 16o. Khu vực nghiêncứu bắt gặp 6 kiểu QXTV rừng: kiểu QXTV với ưu thế họ Sao Dầu – họ Cầy – họCỏ roi ngựa; kiểu QXTV với ưu thế họ Sao Dầu – họ Đậu – họ Bồ hòn; kiểu QXTVvới ưu thế họ Sao Dầu – họ Sim – họ Hoa hồng; kiểu QXTV với ưu thế họ Sao Dầu- họ Hoa hồng – họ Bồ hòn; kiểu QXTV với ưu thế họ Sao Dầu – họ Côm – họ Cầyvà kiểu QXTV với ưu thế họ Đậu – họ Hồng – họ Tử vi. Những kiểu QXTV này cósố họ tương tự như nhau (28 – 29 họ), ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: