Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15-17 tuổi miền núi Thanh Hóa
Số trang: 158
Loại file: docx
Dung lượng: 589.11 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng "Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15-17 tuổi miền núi Thanh Hóa" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa; Đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất hàng tuần đến cải thiện nhân trắc, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa sau 9 tháng can thiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15-17 tuổi miền núi Thanh Hóa 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lưu Kim Lệ Hằng, nghiên cứu sinh khóa 12, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chuyên ngành dinh dưỡng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi tham gia triển khai can thiệp, thu thập số liệu, phân tích kết quả và viết báo cáo dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiệp – Bệnh viện Mắt trung ương và PGS.TS. Trần Thúy Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia. 2. Số liệu và kết quả nêu trong luận án hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và một phần đã được tác giả luận án công bố trong một số tạp chí khoa học. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận án Lưu Kim Lệ Hằng 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Thầy đã có nhiều công sức và tâm huyết phát triển ngành Dinh dưỡng Việt Nam, người đã tạo cho tôi niềm say mê và khát vọng đóng góp công sức nhỏ bé của mình đối với ngành Dinh dưỡng. Tôi vô cùng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiệp cùng PGS.TS. Trần Thúy Nga là những Thầy, Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và giúp đỡ tôi thực hiện luận án này. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, người thầy vô cùng tâm huyết với sự nghiệp đào tạo cán bộ cho ngành Dinh dưỡng. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy Cô, cán bộ nhân viên Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, Khoa Vi chất Dinh dưỡng và các Khoa Phòng liên quan của Viện Dinh dưỡng đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, trường THPT Ngọc Lặc, trường THPT Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã luôn dành cho tôi sự quan tâm, chia sẻ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Và cuối cùng tôi vô cùng biết ơn đại gia đình của tôi đặc biệt là ba tôi, người đã luôn động viên, cho tôi niềm tin, sự quyết tâm và nghị lực để giúp tôi 5 vượt mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để hoàn thành luận án này. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii 6 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AI Adequate Intake (lượng hấp thụ đầy đủ) BMI Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) CN/T Cân nặng theo tuổi CC/T Chiều cao theo tuổi ĐVC Đa vi chất ĐTV Điều tra viên EAR Estimated Average Requirements (nhu cầu trung bình ước tính) IFA Iron Folic Acid ID Iron Deficiency (thiếu sắt) IDA Iron Deficiency Anemia (thiếu máu thiếu sắt) MP Mắt phải MT Mắt trái NCKN Nhu cầu khuyến nghị Hb Hemoglobin TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTTP Tiêu thụ thực phẩm SDD Suy dinh dưỡng VCDD Vi chất dinh dưỡng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) YNSKCĐ Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi vị thành niên là một giai đoạn quan trọng dễ gặp những yếu tố tác động đến các vấn đề sức khỏe trong đó có yếu tố dinh dưỡng do nhu cầu để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể giai đoạn này. Trong những vấn đề của dinh dưỡng thì tình trạng thiếu hụt đa vi chất dinh dưỡng vì nhiều lý do vẫn đang còn phổ biến trên toàn thế giới. Tình trạng thiếu hụt này thường xảy ra từ khi còn nhỏ và kéo dài đến lúc trưởng thành nếu không được can thiệp và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất và nhận thức. Những thiếu hụt này có thể gây ra những hậu quả lâu dài như suy giảm phát triển hành vi và não bộ, chậm trưởng thành giới tính, mất cơ hội tăng trưởng chiều cao cuối cùng và loãng xương ở thanh thiếu niên. Ngay cả khi thiếu hụt vi chất dinh dưỡng từ nhẹ đến trung bình cũng có thể dẫn đến suy giảm phát triển trí tuệ và tâm lý, tăng trưởng thể chất kém, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ vị thành niên, làm giảm năng suất làm việc, gia tăng các bệnh mạn tính không lây ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, nghiên cứu tình trạng vi chất dinh dưỡng trong thời kỳ vị thành niên đã trở thành một lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm [1, 2]. Ở giai đoạn này, sự tăng trưởng cũng như phát triển cơ bắp một cách nhanh chóng cùng với tăng thể tích máu cũng làm cho nhu cầu về sắt tăng lên đáng kể, do đó việc đáp ứng các nhu cầu về sắt của vị thành niên là vô cùng quan trọng [3]. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh và hiểu biết không đầy đủ về dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra thiếu vi chất dinh dưỡng cũng như thiếu máu ở nữ vị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15-17 tuổi miền núi Thanh Hóa 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lưu Kim Lệ Hằng, nghiên cứu sinh khóa 12, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chuyên ngành dinh dưỡng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi tham gia triển khai can thiệp, thu thập số liệu, phân tích kết quả và viết báo cáo dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiệp – Bệnh viện Mắt trung ương và PGS.TS. Trần Thúy Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia. 2. Số liệu và kết quả nêu trong luận án hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và một phần đã được tác giả luận án công bố trong một số tạp chí khoa học. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận án Lưu Kim Lệ Hằng 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Thầy đã có nhiều công sức và tâm huyết phát triển ngành Dinh dưỡng Việt Nam, người đã tạo cho tôi niềm say mê và khát vọng đóng góp công sức nhỏ bé của mình đối với ngành Dinh dưỡng. Tôi vô cùng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiệp cùng PGS.TS. Trần Thúy Nga là những Thầy, Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và giúp đỡ tôi thực hiện luận án này. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, người thầy vô cùng tâm huyết với sự nghiệp đào tạo cán bộ cho ngành Dinh dưỡng. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy Cô, cán bộ nhân viên Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, Khoa Vi chất Dinh dưỡng và các Khoa Phòng liên quan của Viện Dinh dưỡng đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, trường THPT Ngọc Lặc, trường THPT Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã luôn dành cho tôi sự quan tâm, chia sẻ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Và cuối cùng tôi vô cùng biết ơn đại gia đình của tôi đặc biệt là ba tôi, người đã luôn động viên, cho tôi niềm tin, sự quyết tâm và nghị lực để giúp tôi 5 vượt mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để hoàn thành luận án này. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii 6 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AI Adequate Intake (lượng hấp thụ đầy đủ) BMI Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) CN/T Cân nặng theo tuổi CC/T Chiều cao theo tuổi ĐVC Đa vi chất ĐTV Điều tra viên EAR Estimated Average Requirements (nhu cầu trung bình ước tính) IFA Iron Folic Acid ID Iron Deficiency (thiếu sắt) IDA Iron Deficiency Anemia (thiếu máu thiếu sắt) MP Mắt phải MT Mắt trái NCKN Nhu cầu khuyến nghị Hb Hemoglobin TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTTP Tiêu thụ thực phẩm SDD Suy dinh dưỡng VCDD Vi chất dinh dưỡng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) YNSKCĐ Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi vị thành niên là một giai đoạn quan trọng dễ gặp những yếu tố tác động đến các vấn đề sức khỏe trong đó có yếu tố dinh dưỡng do nhu cầu để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể giai đoạn này. Trong những vấn đề của dinh dưỡng thì tình trạng thiếu hụt đa vi chất dinh dưỡng vì nhiều lý do vẫn đang còn phổ biến trên toàn thế giới. Tình trạng thiếu hụt này thường xảy ra từ khi còn nhỏ và kéo dài đến lúc trưởng thành nếu không được can thiệp và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất và nhận thức. Những thiếu hụt này có thể gây ra những hậu quả lâu dài như suy giảm phát triển hành vi và não bộ, chậm trưởng thành giới tính, mất cơ hội tăng trưởng chiều cao cuối cùng và loãng xương ở thanh thiếu niên. Ngay cả khi thiếu hụt vi chất dinh dưỡng từ nhẹ đến trung bình cũng có thể dẫn đến suy giảm phát triển trí tuệ và tâm lý, tăng trưởng thể chất kém, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ vị thành niên, làm giảm năng suất làm việc, gia tăng các bệnh mạn tính không lây ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, nghiên cứu tình trạng vi chất dinh dưỡng trong thời kỳ vị thành niên đã trở thành một lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm [1, 2]. Ở giai đoạn này, sự tăng trưởng cũng như phát triển cơ bắp một cách nhanh chóng cùng với tăng thể tích máu cũng làm cho nhu cầu về sắt tăng lên đáng kể, do đó việc đáp ứng các nhu cầu về sắt của vị thành niên là vô cùng quan trọng [3]. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh và hiểu biết không đầy đủ về dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra thiếu vi chất dinh dưỡng cũng như thiếu máu ở nữ vị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng Vai trò của vi chất dinh dưỡng Dinh dưỡng của nữ vị thành niên Cải thiện nồng độ hemoglobin Đặc điểm nhân trắcGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 432 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 338 0 0
-
206 trang 306 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
32 trang 231 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 227 0 0 -
208 trang 220 0 0
-
27 trang 200 0 0
-
27 trang 190 0 0