Danh mục

Luận án Tiến sĩ Hóa học: Khảo sát tính chất động lực học của một số hạt nano bằng phương pháp tương quan huỳnh quang trên hệ đo tự xây dựng

Số trang: 127      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.55 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Hóa học "Khảo sát tính chất động lực học của một số hạt nano bằng phương pháp tương quan huỳnh quang trên hệ đo tự xây dựng" trình bày các nội dung chính sau: Xây dựng hệ đo tương quan huỳnh quang; Ứng dụng hệ để nghiên cứu các đối tượng phát quang và bước đầu thử nghiệm ứng dụng cho các đối tượng không phát quang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Khảo sát tính chất động lực học của một số hạt nano bằng phương pháp tương quan huỳnh quang trên hệ đo tự xây dựng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Thanh Bảo KHẢO SÁT TÍNH CHẤT ĐỘNG LỰC HỌC CỦA MỘT SỐ HẠT NANO BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG QUAN HUỲNH QUANG TRÊN HỆ ĐO TỰ XÂY DỰNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC Hà Nội – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Thanh Bảo KHẢO SÁT TÍNH CHẤT ĐỘNG LỰC HỌC CỦA MỘT SỐ HẠT NANO BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG QUAN HUỲNH QUANG TRÊN HỆ ĐO TỰ XÂY DỰNG Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý Mã số: 9.44.01.19 LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đặng Tuyết Phương 2. PGS.TS. Đinh Văn Trung Hà Nội – 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Tuyết Phương và PGS.TS. Đinh Văn Trung, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí nào đến thời điểm này ngoài những công trình của tác giả. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Bảo LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Tuyết Phương, người đã tận tâm hướng dẫn, định hướng nghiên cứu, động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Đinh Văn Trung, thầy hướng dẫn đồng thời cũng là người đồng hành cùng tôi trong những ngày tháng nghiên cứu vất vả. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên phòng Hóa học Bề mặt - Viện Hóa học, các đồng nghiệp trong nhóm Quang phổ Laser và nhóm Vật lý khí quyển - Viện Vật lý đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, ủng hộ, trao đổi khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa học, Học viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các cán bộ trong Viện, Học viện đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Vật lý đã tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất để tôi có thể hoàn thành được luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị và các bạn đồng nghiệp tại Trung tâm Điện tử học Lượng tử, Viện Vật lý đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn dành cho tôi những tình cảm chân thành, khích lệ, động viên và chia sẻ với tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Nguyễn Thị Thanh Bảo MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TĂT ............................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ............................................................ iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Các hạt nano ..................................................................................................... 3 1.1.1. Chấm lượng tử bán dẫn ....................................................................... 4 1.1.1.1. Hiệu ứng giam giữ lượng tử .................................................. 4 1.1.1.2. Cấu trúc của chấm lượng tử .................................................. 4 1.1.1.3. Tính chất quang của chấm lượng tử ...................................... 6 1.1.2. Nano silica ........................................................................................ 10 1.1.3. Cacbon nanodot (CND) ..................................................................... 13 1.1.4. Nano bạc dạng lăng trụ tam giác ....................................................... 14 1.1.5. Ảnh hưởng của kích thước hạt nano trong nghiên cứu y sinh ............ 16 1.2. Phương pháp đo tương quan huỳnh quang FCS .............................................. 19 1.2.1. Nguyên lý đo và các phương trình lý thuyết FCS .............................. 19 1.2.2. Các đối tượng phát quang trong đo đạc FCS ..................................... 22 1.2.3. Cấu hình của hệ đo FCS .................................................................... 23 1.2.4. Phương pháp FCS xác định tương tác phân tử ................................... 25 1.2.5. Hiệu ứng chống bó (antibunching) của đơn phân tử và đơn hạt phát quang ........................................................................................ 26 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước............................................ 27 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: