Danh mục

Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay (Capsicum spp.)

Số trang: 213      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.73 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm xác định khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép. Xác định khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép. Xác định khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên cây ớt cay ghép gốc. Xác định mối tương quan di truyền và đặc điểm hình thái của các giống ớt làm gốc và ngọn ghép.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay (Capsicum spp.) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ THỊ BÍCH THỦYNGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO XANH, SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY ỚT CAY (Capsicum spp.) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG 2018 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ THỊ BÍCH THỦYNGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO XANH, SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY ỚT CAY (Capsicum spp.) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ NGÀNH: 62 62 01 10 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN THỊ BA PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU NGA 2018 2 LỜI CẢM TẠXin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến! - PGS.TS. Trần Thị Ba, người đã tận tình hướng dẫn, đã kịp thời chia sẻ những khó khăn, động viên tinh thần, gợi ý và những lời khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án nầy - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga, người đã đóng góp những ý kiến xác đáng góp phần hoàn chỉnh luận án.Xin chân thành cảm ơn hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở: - GS.TS. Lê Văn Hòa, PGS.TS. Trần Vũ Phến, TS. Nguyễn Phước Đằng và PGS.TS. Lê Vĩnh Thúc (Trường Đại học Cần Thơ) - TS. Võ Hữu Thoại (Viện Cây ăn quả miền Nam) - TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai (Trung tâm Giống Nông nghiệp-Sở Nông nghiệp &PTNT Vĩnh Long) Đã dành nhiều thời gian quí báu để đọc và đóng góp ý kiến cho luận án được hoàn chỉnh.Xin chân thành cảm ơn! - Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ Nhiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Khoa Sau Đại học và Trung tâm Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp. - Quý Thầy, Cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp Bộ môn Khoa học Cây trồng, Bảo vệ Thực vật, Di truyền Giống Nông nghiệp-Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng; Bộ môn Sư phạm Sinh học-Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ. - Các học viên cao học Nguyễn Thị Vẽ, Lê Thị Bích Trâm, Nguyễn Thị Như Thơ, Đinh Quy Chhai, Nguyễn Thanh Phong, Cao Bá Lộc và Nguyễn Thị Cẩm Hằng. - TS. Huỳnh Kỳ, ThS. Lê Thị Ngọc Xuân, KS. Bùi Văn Tùng, ThS. Nguyễn Châu Thanh Tùng… Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những chân tình, sự giúp đỡ của bè bạn, các em sinh viên khóa 37, 38, 39, 40, của những nông dân đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện những thí nghiệm ngoài đồng (Đồng Tháp, An Giang, thành phố Cần Thơ) mà tôi không thể liệt kê ra hết trong trang cảm tạ nầy. Cuối cùng, sự thành công hôm nay không thể thiếu sự hy sinh, chia sẻ và động viên của mẹ, chị ba và các anh em trai tôi. Võ Thị Bích Thủy 12 TÓM TẮT Bệnh héo xanh đã gây thiệt hại nặng nề ở những vùng thâm canh ớt ở đồngbằng sông Cửu Long, vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại có phạm vi kýchủ rộng trên nhiều loại rau và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triểnvà gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, đặc biệt trong mùamưa. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh héo xanh, chủ yếudựa vào biện pháp hóa học. Sử dụng gốc ghép là một trong những biện phápphòng ngừa bệnh héo xanh khả thi nhất, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giớivà Việt Nam đối với cây cà chua, tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa cócông trình nghiên cứu nào được công bố trên cây ớt cay. Chính vì vậy, đề tài“Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh,sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay (Capsicum spp.)” được thựchiện từ 2013-2017 nhằm xác định: 1/ Khả năng gây hại của các chủng vi khuẩnRalstonia solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép, 2/ Khả năng chống chịubệnh héo xanh trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép, 3/ Khả năng chống chịubệnh héo xanh trên cây ớt cay ghép, 4/ Mối tương quan di truyền và đặc điểmhình thái của các giống ớt và 5/ Gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh héoxanh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt cay điều kiện ngoài đồng. Mườisáu thí nghiệm đã tiến hành tại Đại học Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, An Giang vàthành phố Cần Thơ. Mười giống ớt làm gốc ghép (địa phương và nhập nội) và 2giống ớt cay làm ngọn ghép (Hiểm lai 207 và Sừng vàng nhập nội, F1) đangđược trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy: 1/ Khả năng gây hại cao nhất là 2 chủng vi khuẩn Rs1 (xã Tân Bình) vàRs2 (xã Tân Quới) với tỉ lệ bệnh 93,8 và 95,8%, được phân lập ở huyện ThanhBình-Đồng Tháp trong số 6 chủng được thu thập và phân lập ở tỉnh Đồng Tháp,An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: