Danh mục

Luận án tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu tính chất quang của cấu trúc một chiều ZnS chế tạo bằng phương pháp bốc bay nhiệt

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.51 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu và chế tạo thành công vật liệu ZnS cấu trúc thấp chiều bằng phương pháp bốc bay nhiệt trên đế Si và đế Si có lớp SiO2 trên bề mặt (Gọi tắt là đế Si/SiO2). Chế tạo được các cấu trúc thấp chiều ZnS cho phát quang mạnh do chuyển tiếp gần bờ vùng và nghiên cứu ảnh hưởng của lớp SiO2 trên bề mặt đế lên pha, thành phần và tính chất quang của các cấu trúc thấp chiều ZnS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu tính chất quang của cấu trúc một chiều ZnS chế tạo bằng phương pháp bốc bay nhiệt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VĂN NGHĨANGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT QUANG CỦA CẤU TRÚCMỘT CHIỀU ZnS CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỐC BAY NHIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VĂN NGHĨANGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT QUANG CỦA CẤU TRÚCMỘT CHIỀU ZnS CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỐC BAY NHIỆT Ngành: Khoa học vật liệu Mã số: 9440122 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN DUY HÙNG 2. TS. NGUYỄN DUY CƯỜNG Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn củaTiến sĩ Nguyễn Duy Hùng và Tiến sĩ Nguyễn Duy Cường. Các kết quả nghiên cứu trongluận án là trung thực, chính xác, khách quan và chưa từng được công bố bởi bất kì tác giảnào. Thay mặt tập thể hướng dẫn Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh TS. Nguyễn Duy Hùng Nguyễn Văn Nghĩa i LỜI CẢM ƠN Dân tộc ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Lời đầu tiên, từ đáy lòng mìnhem xin chân thành cảm ơn tập thể hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Duy Hùng và Tiến sĩNguyễn Duy Cường, những người thầy đã luôn ở bên hỗ trợ em trong suốt bốn năm dướingôi nhà AIST yêu dấu. Tiến sỹ Nguyễn Duy Hùng là người định hướng con đường khoahọc cho em, luôn theo sát quá trình học tập, thí nghiệm, cung cấp cho em những kiến thứckhoa học còn hổng, đặt ra những yêu cầu khắt khe nhưng luôn khuyến khích em sáng tạo,tìm ra cái mới trong khoa học. Tiến sỹ Nguyễn Duy Cường với những góp ý sâu sắc vềphương pháp nghiên cứu. Các thầy là những tấm gương sáng cho em học hỏi về tác phongkhoa học, kiến thức chuyên ngành, sự nhiệt huyết và nghiêm túc trong công việc. Em cũngbày tỏ sự biết ơn đến tất cả các thầy cô trong Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ(AIST), Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gianhọc tập ở Viện. Đặc biệt, em bày tỏ sự kính yêu và cảm ơn đến PGS.TS. Phạm Thành Huy,thầy là người đầu tiên em gặp tại Viện và là người đã trao cho em cơ hội để được vàonhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Duy Hùng. Để có được kết quả nghiên cứu này, không thể không kể đến sự giúp đỡ và tạo điềukiện tối đa của cơ quan em đang công tác. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến BanGiám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ, Ban chủnhiệm khoa Năng lượng cùng toàn thể anh chị em đồng nghiệp trong bộ môn Vật lý đã hỗtrợ em cả về vật chất và tinh thần, cũng như tạo điều kiện cho em sắp xếp công việc hàihòa giữa giảng dạy và nghiên cứu, giúp em có đủ thời gian để có thể hoàn thành luận án. Nếu không có hậu phương vững chắc thì thật khó có thể có chiến thắng nào vẻvang. Xin được cảm ơn gia đình nội ngoại hai bên đã luôn động viên em trong suốt thờigian nghiên cứu. Đặc biệt, sự hy sinh thầm lặng của người bạn cùng phòng Nguyễn ThịHuyền Anh. Người ta nói rằng đằng sau sự thành công của một người đàn ông luôn cóbóng dáng của một người phụ nữ, câu nói ấy thật đúng. Cảm ơn Huyền Anh cùng hai conNguyễn Nguyên Phong và Nguyễn Nguyên Thăng, những người vừa là điểm tựa, vừa làchất xúc tác cho mọi nỗ lực phấn đấu của em trong cuộc sống. Sẽ không trọn vẹn nếu thiếu lời cảm ơn gửi tới bạn bè và anh chị em đồng môn. Emxin bày tỏ sự biết ơn đến Tiến sĩ Đỗ Quang Trung, người anh đi trước, rất vô tư, nhiệt tình,chỉ cho em từng động tác thí nghiệm trong những ngày đầu bỡ ngỡ. Anh như người thầythứ ba hướng dẫn em trên bước đường nghiên cứu khoa học. Xin được cảm ơn anh chị em iinghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên tại Viện AIST đã luôn đồng hành cùng emtrên bước đường nghiên cứu, cho em những giây phút ấm cúng và những năm tháng khôngthể nào quên. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè ngoài Viện đã luôn động viênem trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Văn Nghĩa iii MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ iiDANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT ....................................................................................... viiDANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. viiiDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................ viiiMỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: