Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Không gian lánh nạn trong kiến trúc nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

Số trang: 201      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.03 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 201,000 VND Tải xuống file đầy đủ (201 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kiến trúc "Không gian lánh nạn trong kiến trúc nhà siêu cao tầng ở Việt Nam" nghiên cứu các giải pháp kiến trúc tổ chức không gian lánh nạn trong nhà siêu cao tầng ở Việt nam theo các tiêu chí đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế, nhân văn và bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Không gian lánh nạn trong kiến trúc nhà siêu cao tầng ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN PHƢƠNG MAI KHÔNG GIAN LÁNH NẠN TRONG KIẾN TRÚC NHÀ SIÊU CAO TẦNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC Hà Nội – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN PHƢƠNG MAI KHÔNG GIAN LÁNH NẠN TRONG KIẾN TRÚC NHÀ SIÊU CAO TẦNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC MÃ SỐ: 9580101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DOÃN MINH KHÔI Hà Nội – Năm 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội, các chuyên gia, các nhà khoa học, Khoa Sau Đại học, Khoa Kiến trúc và các đơn vị trực thuộc Trƣờng đã tạo điều kiện cho Tôi hoàn thành Luận án này. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hƣớng dẫn tận tình của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho tôi, đã định hƣớng và giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình, các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè đã ủng hộ, động viên chia sẻ, giúp đỡ tôi trên con đƣờng nghiên cứu và hoàn thành Luận án này. Trần Phƣơng Mai Hà Nội, năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Trần Phƣơng Mai iii GIỚI THIỆU CHUNG An toàn thoát ngƣời khi có sự cố do chủ quan và khách quan xảy ra là vấn đề quan trọng nhất trong an toàn sức khỏe và sinh mạng con ngƣời. Đối với nhà cao tầng và siêu cao tầng, việc di chuyển từ tầng cao xuống mặt đất là việc khó khả thi đối với ngƣời yếu thế, ngƣời khuyết tật, ngƣời bệnh và thậm chí cả ngƣời khỏe mạnh nếu phải di chuyển quãng đƣờng dài từ độ cao hàng chục, hàng trăm mét xuống mặt đất. Cần có một khu vực an toàn trong nhà siêu cao tầng để mọi ngƣời có thể lánh tạm trƣớc khi di chuyển xuống mặt đất, hoặc lánh tạm chờ lực lƣợng cứu nạn cứu hộ tới giải cứu bằng phƣơng tiện cứu hộ chuyên dụng. Khu vực an toàn này cần đƣợc tính toán về diện tích đủ để cung cấp chỗ lánh nạn cho số cƣ dân sinh sống trong tòa nhà, khu vực lánh nạn có thể phân bổ theo số tầng cao phù hợp với sự di chuyển của ngƣời trên các tầng cao khác nhau trong tòa nhà. Khu vực lánh nạn có thể là một tầng, có thể là một gian kết hợp với hệ thống thang thoát ngƣời và các khu kỹ thuật của tòa nhà, phải đảm bảo con ngƣời khi tới khu vực này đƣợc an toàn trong một khoảng thời gian theo quy định về tính toán thoát ngƣời. Không gian lánh nạn cần đƣợc nghiên cứu sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, khí hậu, văn hóa lối sống của ngƣời Việt Nam. Tuân thủ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn hiện hành nhƣng vẫn tạo ra lợi ích cho chủ đầu tƣ và cƣ dân sinh sống trong tòa nhà. Biến các không gian lánh nạn an toàn khi có sự cố thành các không gian hữu ích và quen thuộc cho cƣ dân. Tạo sự hứng khởi cho các kiến trúc sƣ và các nhà thiết kế đô thị hình thái đô thị hiện đại hài hòa thiên nhiên, cảnh quan cây xanh kết nối theo chiều thẳng đứng với cây xanh mặt đất. Luận án xin đƣợc đóng góp một số đề xuất về giải pháp tổ chức không gian lánh nạn và tiêu chí đánh giá hiệu quả của không gian lánh nạn khi kết hợp các tiện ích khác trong kiến trúc nhà siêu cao tầng ở Việt Nam. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ xi MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................1 2. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ..................................................................2 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .................................................................................3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................................3 5. Những đóng góp mới của luận án .................................................................................4 6. Các khái niệm sử dụng trong luận án ............................................................................5 7. Cấu trúc nội dung luận án........................................................................ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: