Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số trang: 161      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.61 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý thuyết có liên quan về DLST, DLST bền vững, đặc biệt DLST bền vững đối với một vùng biển – hải đảo và DLST trên các vùng nhạy cảm về môi trường khác; đề xuất các giải pháp chủ yếu bao gồm: Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên nhân văn liên quan đến DLST; nhóm giải pháp tổng hợp phát triển DLST vùng; đề xuất tổ chức phân vùng quy hoạch một cách có hệ thống và khoa học không gian DLST cho hai tỉnh vùng DHCNTB.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành du lịch thế giới tăng trưởng khoảng 25%.Hiện tại du lịch chiếm khoảng 10% hoạt động kinh tế toàn cầu và một trong nhữngngành tạo ra công ăn việc làm chính trên thị trường lao động thế giới [37]. Ngành dulịch ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiềuquốc gia. Từ nay đến năm 2020 theo UNWTO, dự báo du lịch còn tăng trưởng ồ ạthơn nữa, tạo ra các cơ hội kinh tế lớn lao song mang lại những thách thức gay gắt vànhững mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và các cộng đồng địa phương nếu khôngđược quản lý tốt [87,28]. Trước những nguy cơ đó, con người bắt đầu nhìn nhận, chuyểnhướng nhận thức và cách tiếp cận trong hoạt động du lịch, họ mong muốn đóng góptrách nhiệm cho một thế giới phát triển bền vững hơn. Theo đó, xu thế phát triển dulịch dựa vào thiên nhiên nói chung và DLST nói riêng đang trở thành xu thế của thờiđại và có ý nghĩa quan trọng không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệtđối với sự phát triển bền vững của du lịch trên khía cạnh trách nhiệm đối với tàinguyên và môi trường. Vùng duyên hải cực Nam Trung bộ là vùng được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng dulịch nói chung và DLST nói riêng. Trong những năm qua đã đón bắt nhiều cơ hội đểphát triển du lịch và DLST, qua đó nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển(Mũi Né, Ninh Chữ, Cà Ná, Hàm Tân,…) các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên đã vàđang được khai thác sử dụng để phát triển du lịch. Tuy với thế mạnh vượt trội về tàinguyên du lịch, là cơ sở để phát triển DLST nhưng cho đến nay việc khai thác tiềmnăng này trên cả lĩnh vực tự nhiên lẫn nhân văn còn ở mức nhỏ lẻ, tự phát, chưa cóđược những nghiên cứu mang tính bài bản, khoa học để tạo nền tảng cho việc khaithác có hiệu quả những nguồn tiềm năng to lớn này. Hiện nay, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch với quy mô lớn, tốc độnhanh, làm cho các địa phương đối phó với nhiều vấn đề nan giải, tồn tại mâu thuẩnngày càng gay gắt: một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môitrường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương. Kinh nghiệm từ các nước đã có quá trình pháttriển du lịch lâu dài trên thế giới cho thấy để dung hoà hai lợi ích mang tính đối nghịchnêu trên chỉ có con đường lựa chọn đó là đẩy mạnh phát triển DLST một cách khoahọc và bền vững dựa trên không gian các vùng địa lý đặc thù này mới đảm bảo đượctính cân bằng và phát triển bền vững cho các địa phương. Các năm qua, việc nghiên cứu trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn về du lịch sinhthái ở nước ta nói chung chỉ mơi bước đầu, dưới dạng những nghiên cứu nhỏ lẻ, thiếutính hệ thống, chủ yếu ở tầm quốc gia. Đặc biệt những nghiên cứu về phát triển du lịchsinh thái trên vùng duyên hải cực Nam Trung bộ là chưa có gì. Vì vậy việc nghiên cứusâu hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển DLST ở vùng DHCNTB làhết sức quan trọng và cần thiết.2- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý thuyết có liên quan về DLST, DLST bền vững, đặc biệt DLST bền vững đối với một vùng biển – hải đảo và DLST trên các vùng nhạy cảm về môi trường khác. Đề xuất các giải pháp chủ yếu bao gồm: Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên nhân văn liên quan đến DLST; Nhóm giải pháp tổng hợp phát triển DLST vùng . Đề xuất tổ chức phân vùng quy hoạch một cách có hệ thống và khoa học không gian DLST cho hai tỉnh vùng DHCNTB. 3- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu và hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về phát triển DLBV, DLST, DLST biển - đảo bền vững. Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DLST của các nước và rút ra các bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho tác giả đề xuất giải pháp ở chương 3. Tổ chức khảo sát thực tế các địa bàn vùng DHCNTB để hỗ trợ đánh giá thực trạng khách DL-DLST, qua đó phác họa bức tranh về DLST đang có nhiều mãng sáng tối, chưa phối hợp hài hòa và thiếu tính bền vững. 3 Đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp hợp lý nhằm xây dựng kế hoạch hành động phát triển DLST của vùng DHCNTB 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: * Đối tượng nghiên cứu: đối tượng chính tập trung nghiên cứu là các hoạt động liênquan đến tổ chức quản lý phát triển DLST, là chủ thể gắn với yếu tố cung. Ngoài racác đơn vị lữ hành, các công ty dịch vụ, khách DL-DLST, cộng đồng địa phương thamgia vào hoạt động DLST cũng là những đối tượng được nghiên cứu bổ trợ để so sánhđối chiếu, suy diễn. * Phạm vi nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: