Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.67 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế với mục tiêu trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành tập đoàn kinh tế; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến nay;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dưới tác động và sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía Chínhphủ, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đã từng bước tăngtrưởng và thích nghi dần với môi trường cạnh tranh của cơ chế kinh tế thị trường,tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, hiệu quả sảnxuất kinh doanh còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, kể cả các doanh nghiệp nhànước đã nhận được nhiều ưu đãi nhất từ các chính sách của Chính phủ. Trước tìnhhình đó, Chính phủ đã có chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước quymô lớn của Việt Nam nhằm mục tiêu để các tập đoàn trở thành các đầu tàu dẫn dắtthị trường, giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế – xã hội đã hoạchđịnh. Việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế đến nay vẫn chưa có sự tổng kếtđánh giá những mặt được và chưa được của các tập đoàn, nhất là trong thời gian vừaqua, các tập đoàn không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ yếu mà mình cóthế mạnh, lại đầu tư vốn sang những lĩnh vực mới mà mình chưa có kinh nghiệmkinh doanh như tài chính, chứng khoán, ngân hàng....đã gây bức xúc trong dư luậnxã hội. Sở dĩ xảy ra điều đó bởi vì việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách quanthành lập các tập đoàn kinh tế chưa thực sự được quan tâm đúng mức của cácngành, các cấp, mà chủ yếu việc thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam diễn racó tính chất phong trào và mang tính chất chủ quan. Xuất phát từ những lý do đó, tôiđã chọn đề tài “PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAMTRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” làm luận án tiến sỹ kinh tế củamình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hiện nay đã có một số công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về tập đoànkinh tế như: -“Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” do PGS. TSNguyễn Đình Phan làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia năm 1996. 1 -“Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020” của nhóm tácgiả do Phạm Quang Trung chủ biên xuất bản năm 2013. -“Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR”, của tác giảBùi Trinh (2009). - “Báo cáo về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước”, của nhóm tác giảTrần Tiến Cường, Nguyễn Cảnh Nam (2011), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lýTrung ương. Nhìn chung, ngoài công trình của nhóm tác giả do Phạm Quang Trung chủbiên và bảng báo cáo thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước của nhóm TrầnTiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam có phân tích sơ bộ về tình hình thực tế hoạt độngcủa các tập đoàn kinh tế nhà nước, còn các công trình nghiên cứu khác đã liệt kê ởtrên chỉ tập trung nghiên cứu về khía cạnh lý thuyết của mô hình tập đoàn kinh tế.Trong thực tế, qua những năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nướctrên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều vấn đề về lý luận vàthực tiễn của mô hình tập đoàn kinh tế cần phải giải quyết như: Sự cần thiết tồn tạivà phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, vị trí vai trò của các tập đoàn kinhtế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, tính kinh tế và phi kinh tế của mô hình tậpđoàn, các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước hiệu quả, con đường hình thành vàphát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tiêu chí thành lập và đánh giá hiệu quảcủa mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước....cần phải tập trung nghiên cứu nhằm cónhững giải pháp phù hợp cho sự phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước tạiViệt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đây cũng là nhữngcâu hỏi nghiên cứu cho luận án này phải giải quyết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục tiêu của đề tài Đề tài luận án nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành tập đoàn kinhtế. Kinh nghiệm về sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế giới choViệt Nam. Sự cần thiết hình thành và phát triển các tập đoành kinh tế nhà nước ởViệt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 2 Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh củacác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến nay.Đánh giá vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nướctrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ ba, đưa ra các giải pháp cơ bản để tái cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhànước trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo sựphát triển kinh tế bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế. 3.2 Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện mục tiêu của đề tài, luận án cần tập trung giải quyết những vấnđề cơ bản sau đây: - Cơ sở khoa học và thực tiễn của sự hình thành và phát triển của các tập đoànkinh tế nhà nước ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcvà hội nhập kinh tế quốc tế. - Sử dụng các công cụ phân tích kinh tế để làm rõ thực trạng hoạt động sảnxuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2012. Chỉra những thành tựu đạt được, những hạn chế, yếu kém của ác tập đoàn kinh tế nhànước trong thời gian qua. - Đánh giá được vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tếnhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sựquan lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để củng cố, xây dựng và phát triển cáctập đoàn kinh tế nhà nước từ nay đến năm 2020. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là vấn đề mới cả về lý luận vàthực tiễn. Trong thực tế, sự hìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: