Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Số trang: 194
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.29 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam" nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết về đầu tư quá mức và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp từ đó tìm ra khoảng trống, xây dựng các mô hình và giả thuyết nghiên cứu giải quyết các khoảng trống nghiên cứu. Xây dựng hàm cầu đầu tư và đo lường bằng các khoản đầu tư dư thừa thông qua hạng mục đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn có phân biệt theo các ngành nghề khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN TRỌNG NGHĨA TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ QUÁ MỨC ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh năm 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN TRỌNG NGHĨA TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ QUÁ MỨC ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 62340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Phan Đình Nguyên 2. TS. Nguyễn Ngọc Huy Phản biện độc lập 1: GS.TS. Võ Xuân Vinh Phản biện độc lập 2: TS. Phan Khoa Cương Tp. Hồ Chí Minh năm 2021 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và động viên của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phan Đình Nguyên và TS. Nguyễn Ngọc Huy, là hai cán bộ hướng dẫn đã luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, góp ý, sửa chữa về chuyên môn và động viên tinh thần tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Tại cơ sở đào tạo là Trường Đại học Kinh tế - Luật, tác giả thường xuyên nhận được những góp ý chuyên môn bổ ích của GS.TS. Nguyễn Thị Cành, PGS.TS. Nguyễn Anh Phong, PGS.TS. Trịnh Quốc Trung, TS. Lê Hoàng Vinh, TS. Nguyễn Hoàng Anh và sự hỗ trợ thu thập dữ liệu nghiên cứu của TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Ngô Phú Thanh. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình về công tác học vụ của lãnh đạo và các cán bộ Phòng Sau đại học và Khoa học công nghệ, Phòng Kế hoạch – Tài chính. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Kinh tế - Luật, Quý Thầy Cô Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - Tài chính và các đơn vị chức năng của Nhà trường đã luôn tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (nay là Khoa Tài chính – Thương mại) thuộc Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tác giả từng công tác đã động viên tác giả làm nghiên cứu sinh. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo Phòng Kế hoạch – Tài chính thuộc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tác giả công tác hiện tại đã tạo điều kiện thuận lợi trong công việc, giúp tác giả có thêm thời gian để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và trân quý tình cảm của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn đồng hành bên tác giả, động viên tinh thần, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống, lao động và học tập, giúp tác giả có thêm động lực, tự tin đi hết chặng đường nghiên cứu sinh, hoàn thành luận án tiến sĩ. Trân trọng cảm ơn. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện độc lập bởi cá nhân tôi. Tất cả dữ liệu, hình ảnh, bảng biểu, và kết quả trong Luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác trước đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi tài liệu tham khảo cho việc thực hiện Luận án này đều được trích dẫn cụ thể và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Nghĩa ii TÓM TẮT Chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách cổ tức là các quyết định tài chính quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Luận án này đánh giá tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động và đồng thời nêu rõ vai trò điều tiết của chính sách tài trợ, chính sách cổ tức đối với tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động. Nguồn số liệu FiinPro gồm 548 các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009 – 2019. Tác giả đo lường đầu tư quá mức dựa trên hàm cầu đầu tư và sử dụng phương pháp tiếp cận động với kỹ thuật hồi quy SGMM để khắc phục hiện tượng nội sinh gây ra bởi biến trễ hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra (1) Doanh nghiệp có đầu tư quá mức, (2) Đầu tư quá mức có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và tác động này có sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh doanh, (3) Chính sách tài trợ, chính sách cổ tức có thể điều tiết tác động tiêu cực của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và (4) Đề xuất hàm ý chính sách phù hợp về hoạch định chính sách quản lý tà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN TRỌNG NGHĨA TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ QUÁ MỨC ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh năm 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN TRỌNG NGHĨA TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ QUÁ MỨC ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 62340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Phan Đình Nguyên 2. TS. Nguyễn Ngọc Huy Phản biện độc lập 1: GS.TS. Võ Xuân Vinh Phản biện độc lập 2: TS. Phan Khoa Cương Tp. Hồ Chí Minh năm 2021 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và động viên của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phan Đình Nguyên và TS. Nguyễn Ngọc Huy, là hai cán bộ hướng dẫn đã luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, góp ý, sửa chữa về chuyên môn và động viên tinh thần tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Tại cơ sở đào tạo là Trường Đại học Kinh tế - Luật, tác giả thường xuyên nhận được những góp ý chuyên môn bổ ích của GS.TS. Nguyễn Thị Cành, PGS.TS. Nguyễn Anh Phong, PGS.TS. Trịnh Quốc Trung, TS. Lê Hoàng Vinh, TS. Nguyễn Hoàng Anh và sự hỗ trợ thu thập dữ liệu nghiên cứu của TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Ngô Phú Thanh. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình về công tác học vụ của lãnh đạo và các cán bộ Phòng Sau đại học và Khoa học công nghệ, Phòng Kế hoạch – Tài chính. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Kinh tế - Luật, Quý Thầy Cô Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - Tài chính và các đơn vị chức năng của Nhà trường đã luôn tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (nay là Khoa Tài chính – Thương mại) thuộc Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tác giả từng công tác đã động viên tác giả làm nghiên cứu sinh. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo Phòng Kế hoạch – Tài chính thuộc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tác giả công tác hiện tại đã tạo điều kiện thuận lợi trong công việc, giúp tác giả có thêm thời gian để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và trân quý tình cảm của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn đồng hành bên tác giả, động viên tinh thần, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống, lao động và học tập, giúp tác giả có thêm động lực, tự tin đi hết chặng đường nghiên cứu sinh, hoàn thành luận án tiến sĩ. Trân trọng cảm ơn. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện độc lập bởi cá nhân tôi. Tất cả dữ liệu, hình ảnh, bảng biểu, và kết quả trong Luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác trước đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi tài liệu tham khảo cho việc thực hiện Luận án này đều được trích dẫn cụ thể và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Nghĩa ii TÓM TẮT Chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách cổ tức là các quyết định tài chính quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Luận án này đánh giá tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động và đồng thời nêu rõ vai trò điều tiết của chính sách tài trợ, chính sách cổ tức đối với tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động. Nguồn số liệu FiinPro gồm 548 các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009 – 2019. Tác giả đo lường đầu tư quá mức dựa trên hàm cầu đầu tư và sử dụng phương pháp tiếp cận động với kỹ thuật hồi quy SGMM để khắc phục hiện tượng nội sinh gây ra bởi biến trễ hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra (1) Doanh nghiệp có đầu tư quá mức, (2) Đầu tư quá mức có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và tác động này có sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh doanh, (3) Chính sách tài trợ, chính sách cổ tức có thể điều tiết tác động tiêu cực của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và (4) Đề xuất hàm ý chính sách phù hợp về hoạch định chính sách quản lý tà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Luận án Tiến sĩ Tác động của đầu tư quá mức Doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Chính sách đầu tưGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 418 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 379 1 0 -
174 trang 305 0 0
-
206 trang 299 2 0
-
228 trang 264 0 0
-
32 trang 214 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 212 0 0 -
208 trang 202 0 0
-
27 trang 184 0 0
-
124 trang 175 0 0