Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Số trang: 165      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.73 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 165,000 VND Tải xuống file đầy đủ (165 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề sẽ được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cũng như phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Chương 2. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 4. Kiểm định tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như xác định ngưỡng nợ nước ngoài có tồn tại trong trường hợp Việt Nam. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt NamNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINHNGUYỄN XUÂN TRƯỜNGTÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀIĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAMLUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾTP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINHNGUYỄN XUÂN TRƯỜNGTÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀIĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAMLUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGMÃ SỐ: 9.34.02.01NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS., TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢOTP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019iTÓM TẮTViệt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựngcơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sách cao,tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lựcđầu tư cho phát triển. Vì vậy, nguồn vốn vay bên ngoài là một trong những nguồn lựcquan trọng để bù đắp thiếu hụt để phát triển đất nước, góp phần bắt kịp với các nướctrong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tếViệt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sáchđể trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thươngmại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác động của nợnước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 nhằm tìmra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tếViệt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS. Kếtquả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinhtế trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giá cũngnhư lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế.Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượngVECM đểxem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kếtquả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là cơsở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụngnợ nước ngoài của Việt Nam trong tương lai.Tóm lại, nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm để minh chứng về tácđộng tích cực của nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam tronggiai đoạn đổi mới. Bằng chứng thực nghiệm là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chínhsách cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về vấn đề này để sử dụng hiệu quảnguồn vốn nợ nước ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong tươnglai.iiLỜI CAM ĐOANTôi tên là Nguyễn Xuân Trường, nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại học Ngânhàng TP.HCM, sinh ngày 11/03/1977 tại Phú Yên, quê quán Bình Định, hiện đangcông tác tại khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.Tôi xin cam đoan luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tếViệt Nam, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, mã số 9.34.02.01, người hướng dẫnkhoa học PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, là công trình nghiên cứu của riêng tôi,không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án đượcchú thích nguồn gốc rõ ràng.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên.TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018Tác giảNguyễn Xuân TrườngiiiLỜI CẢM ƠNTrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàngTP.HCM, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại họcNgân hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành các chuyên đềvà luận án này.Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học,PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo. Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôitrong suốt thời gian thực hiện luận án.Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè khoa Kinh tế quốc tế và trường Đại học Ngânhàng TP.HCM đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, đặc biệt là cô PhạmThị Tuyết Trinh và Hạ Thị Thiều Dao đã có nhiều góp ý để hoàn thiện luận án.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luônđộng viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận án.TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018Nguyễn Xuân Trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: