Danh mục

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam

Số trang: 231      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.76 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 231,000 VND Tải xuống file đầy đủ (231 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chung của nghiên cứu này: kiểm tra các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty bằng việc áp dụng phương pháp phân tích nội dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) trên cơ sở đó, kiểm tra mức độ thực hành CSR cho các công ty niêm yết Việt Nam và đo lường các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Trong nhận thức của phần lớn các nhà đầu tư thì hiệu quả công ty thường gắnliền với giá cổ phiếu. Mục đích chính của quản trị là để tối đa hóa sự giàu có của côngty (Sujoko, 2007), hiệu quả/giá trị công ty được phản ánh vào giá cổ phiếu đó là ổnđịnh hay tăng trưởng. Nếu giá cổ phiếu cao sẽ làm cho hiệu quả công ty cao và tácđộng đến lòng tin của thị trường đối với hiệu quả công ty ở hiện tại, cũng như triểnvọng đối với công ty trong tương lai, rất quan trọng trong các giao dịch đầu tư. Tuynhiên, để đạt được hiệu quả công ty cao thì các nhà quản lý có thể thực hiện theonhiều cách khác nhau. Một là, tác động vào các chỉ số tài chính của công ty để cảithiện lợi nhuận, vì lợi nhuận tăng có thể dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường chứngkhoán tăng. Hai là, các nhà quản lý công bố rộng rãi về việc thực hiện tốt trách nhiệmxã hội (Corporate social responsibility – CSR) để nâng cao hình ảnh và làm tăngdoanh số bán hàng của công ty. Ba là, các nhà quản lý thực hiện tốt quản trị công ty,vì quá trình quản trị công ty tốt hơn có thể làm tăng hiệu quả công ty. Bốn là, các côngty lớn có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc hơn nên nó được dự kiếnlà sẽ làm gia tăng hiệu quả công ty. Cho nên, những công ty có báo cáo các thông tinvề trách nhiệm xã hội tốt, quản trị công ty tốt, và quy mô lớn được kỳ vọng sẽ cónhững ảnh hưởng tốt đối vối việc cải thiện hiệu quả công ty. Như vậy, có nhiều khíacạnh khác nhau để đạt được hiệu quả công ty cao và trách nhiệm xã hội là một trongnhững khía cạnh được các nhà quản lý sử dụng để làm tăng hiệu quả công ty. Nhưngtrách nhiệm xã hội (CSR) là gì? Trách nhiệm xã hội có tác động như thế nào lên hiệuquả công ty (hiệu quả tài chính)? Đó là hướng nghiên cứu chính của nghiên cứu này. Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” đã xuất hiện trong lý thuyết Quản trị và Kếtoán trong khoảng 45 năm (Wood, 2010). Trong những năm gần đây không chỉ các tổchức kinh tế mà cả xã hội ngày càng gia tăng mối quan tâm của họ đối với tráchnhiệm xã hội (Adams và Frost 2006; Gulyas 2009; Young và Thyil 2009). Theotruyền thống, các công ty phải tập trung các chiến lược của họ cho hoạt động kinhdoanh và lợi nhuận (ví dụ như sự khác biệt, sự đa dạng, tập trung và toàn cầu hóav.v…). Tuy nhiên, gần đây nhu cầu mở rộng các hoạt động của tổ chức vào các hoạtđộng xã hội đã trở nên cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong tư duy chiến lược 1của tổ chức. Các học giả cho rằng những hoạt động như vậy chính là các hoạt độngtrách nhiệm xã hội (Carroll 1979; Margolis và Walsh 2001). Cụ thể hơn, trách nhiệmxã hội là việc công ty/doanh nghiệp sẽ tự nguyện tích hợp các vấn đề về xã hội và môitrường vào hoạt động kinh doanh của họ và tương tác với các bên liên quan (Djalil,2003). Hay hiểu rộng hơn, khái niệm này hàm ý rằng trách nhiệm xã hội trở thành mộtphần không thể thiếu trong chiến lược đầu tư, chiến lược kinh doanh cốt lõi, công cụquản lý, cũng như các hoạt động của tổ chức - nghĩa là trách nhiệm không phải là chiphí mà là một sự đầu tư đối với tổ chức kinh doanh (Kusuma Dilaga, 2010). Tráchnhiệm xã hội là sự khẳng định rằng tổ chức không chỉ hoạt động vì lợi ích của các cổđông, mà còn vì lợi ích của các bên liên quan khác cụ thể là người lao động, cộngđồng địa phương, chính phủ, tổ chức phi chính phủ (NGOs), người tiêu dùng và môitrường. Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được truyền bá vàonước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài. Các côngty này thường đưa ra các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá kinh doanh đemáp dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của côngty Honda - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em củacông ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcommvà HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhânvụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực chotrẻ em nghèo” của Western Union;… Kết quả, những năm qua đã có một số tổ chứckinh tế chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó mà thương hiệu của họ càngđược xã hội biết đến (Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, Ngân hàng Á Châu - ACB,Sacombank, Kinh Đô,…). Như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội không hề mới; đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội cũng như nhiều công ty nước ngoài từ lâu đãthực hiện trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc và bài bản. Tuy nhiên, việc thựchiện trách nhiệm xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, nhất làcác nước phát triển phương Tây như Hoa Kỳ (USA) và Vương quốc Anh (UK)(Chambers và cộng sự, 2003). Các điều kiện cụ thể đã được thảo luận bởi nhiều nhànghiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: