Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình

Số trang: 212      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.11 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 212,000 VND Tải xuống file đầy đủ (212 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác động của các loại vốn xã hội khác nhau đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình. Nghiên cứu các tác động trực tiếp của các loại vốn xã hội đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình. Nghiên cứu các loại vốn xã hội tác động đến việc làm và thông qua việc làm gián tiếp tác động đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM TẤN HÒAVỐN XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾNVIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM TẤN HÒAVỐN XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾNVIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNHChuyên ngành: Kinh tế họcMã ngành: 62310105 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021ii i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập củahộ gia đình” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi camđoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bốhoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luậnán này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trườngđại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2021 Phạm Tấn Hòa ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn của tôi - PGS.TSNguyễn Văn Phúc - người đã tận tình hướng dẫn tôi từ bậc cao học đến nghiên cứusinh. Thầy là người gợi ý chủ đề nghiên cứu cũng như định hướng và góp ý cho tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Dù công tác bận rộn nhưngthầy vẫn dành nhiều thời gian để hướng dẫn cho tôi trong những lúc tôi cần sự chỉdẫn. Tôi thực sự biết ơn GS.TS. Nguyễn Minh Hà, PGS.TS. Trần Tiến Khai,PGS.TS. Trần Hữu Quang, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Phạm Khánh Nam, TS.Hà Minh Trí, TS. Lê Thị Thanh Loan, TS. Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên, TS.Nguyễn Kim Phước cùng các Thầy/Cô đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ về mặt khoa học lẫntinh thần trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy tỉnh Long An, UBND tỉnh Long An, CụcThống kê tỉnh Long An, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Long An cùng lãnh đạo các huyện/thị/thành phố thuộctỉnh Long An đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập dữ liệu cũng như tổchức các cuộc hội thảo chuyên gia, thảo luận nhóm trong quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra, các đồng nghiệp và bạn bè thân hữu cũng đã góp phần quan trọngvào sự thành công trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ và gia đình đã luôn độngviên và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi không thể hoàn thành luận án này nếu thiếu sự hỗ trợ của những Thầy/Cô,bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Một lần nữa, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơncủa mình đến Quý vị. Phạm Tấn Hòa iii TÓM TẮT Vốn xã hội là một trong năm nguồn vốn sinh kế. Vốn xã hội là nguồn lực giúpđảm bảo sinh kế bền vững. Thông qua việc tiếp cận nguồn lực xã hội, các cá nhân,hộ gia đình có thể nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần. Luậnán đã lược khảo các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà tập trung chínhlà một số lý thuyết kinh tế có liên quan, kết hợp với các lý thuyết vốn xã hội. Qualược khảo lý thuyết, tác giả nhận thấy vốn xã hội tiếp cận theo cấp độ trung mô (hộgia đình) chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thực hiện thỏa đáng. Điều này đãmở ra hướng tiếp cận mới cho luận án. Do đó, luận án tập trung nghiên cứu “vốn xãhội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình” nhằm lấp đầy khoảng trốngnghiên cứu. Song song với lược khảo lý thuyết, luận án cũng hệ thống và phân tíchnhững nghiên cứu có liên quan mật thiết với vốn xã hội, việc làm và thu nhập của hộgia đình. Kết quả lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước đã giúp luận án hìnhthành mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, vốn xã hội được các nhà nghiên cứu nhận định là một bức tranh đasắc màu và đa khía cạnh. Để làm rõ mô hình và thang đo nghiên cứu, luận án đã tiếnhành thu thập ý kiến chuyên gia. Thang đo nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh theo ý kiếnchuyên gia. Bảng hỏi khảo sát được hoàn chỉnh cuối cùng để thu thập dữ liệu tại 7huyện/thị của vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) tỉnh Long An. Mẫu trong nghiên cứuđược chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả thu thập dữ liệu đạt yêu cầu là 1.197 quan sát. Kết quả phân tích dữliệu cho thấy, dữ liệu đảm bảo độ tin cậy, tính đại diện và phù hợp với thực tiễn. Kếtquả phân tích mô hình SEM (CB-SEM) cho thấy, hầu hết các giả thuyết đề ra đềuđược chấp nhận, trong đó có giả thuyết chấp nhập hoàn toàn và có giả thuyết chấpnhập một phần. Kết quả nghiên cứu đã giúp khẳng định tính đúng đắn trong các lýthuyết “sức mạnh của mối quan hệ yếu” của Granovertter, lý thuyết “lỗ hổng cấutrúc” của Burt, “lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội” Putnam. Đồng thời, kết quả cũngcho thấy sự phù hợp nhất định trong lý thuyết của Portes về mặt trái của vốn xã hội. Luận án đã hoàn thành tất cả 5 mục tiêu nghiên cứu đề ra bằng phương phápnghiêu cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đã giúp giải tỏa phần nào những tranh luận ivcủa các nhà nghiên cứu trước đây về vốn xã hội, cụ thể là các loại vốn xã hội khácnhau có tác động ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: