Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO

Số trang: 196      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.97 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa (XKHH) nói chung, XKG nói riêng, luận án đánh giá thực trạng hoạt động XKG của ĐBSCL trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKG ở vùng này trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) giai đoạn 2014 - 2020.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới,với tỷ trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á. Ngày nay, do sự giatăng dân số một cách nhanh chóng (nhất là ở châu Phi và một số nước ở châu Á),trong khi diện tích đất dành cho canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp, nên nhu cầu vềlương thực, đặc biệt là gạo ngày càng tăng đối với nhiều quốc gia. “Theo đánh giácủa các chuyên gia của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp quốc(Food and Agriculture Organization - FAO), nhu cầu lương thực thế giới tăng64% vào năm 2020, trong đó nhu cầu của các nước đang phát triển tăng gấp đôi,còn Trung Quốc phải nhập khẩu hơn 200 triệu tấn lương thực vào năm 2030”. Ở Việt Nam, kể từ năm 1989, sản xuất lúa gạo không những đáp ứngđủ nhu cầu trong nước, mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Với tốc độtăng trưởng sản xuất lúa gạo cao và ổn định, khả năng xuất khẩu của ViệtNam (chủ yếu là của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL) tăng dầnqua các năm - tính đến hết năm 2013, Việt Nam đã cung ứng khoảng 110triệu tấn gạo cho thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo (XKG) tăng cao về khốilượng và kim ngạch, đã đưa mặt hàng gạo trở thành một trong những mặthàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không những đóng góp quan trọng vàokim ngạch xuất khẩu của cả nước, thúc đẩy phát triển triển kinh tế - xã hội…mà còn dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới: thịtrường XKG của Việt Nam đã mở rộng tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ,ở tất cả các châu lục. Tháng 10, năm 2012 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 1về khối lượng gạo xuất khẩu (GXK) (trên Thái Lan và Ấn Độ). Tuy vậy, hiện nay trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâurộng, đặc biệt là Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thươngmại thế giới (World Trade Organization - WTO) vào ngày 11-01-2007, xuất 2khẩu gạo của nước ta phải đương đầu với những khó khăn, thách thức lớn,như: thị trường không ổn định, cạnh tranh của các nước mới XKG (Ấn Độ,Pakistan…) ngày càng gay gắt; hơn nữa GXK của nước ta kém lợi thế trongcạnh tranh do chất lượng thấp, chưa có thương hiệu, nên giá GXK của ViệtNam nhìn chung là thấp hơn của Thái Lan. Bên cạnh đó, lợi ích của ngườinông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, thường bịthua thiệt, nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu còn nghèo… Điều đókhiến cho hiệu quả XKG của Việt Nam còn thấp, thiếu tính bền vững. Mặtkhác, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất gạo trong nước có nhiềukhó khăn vì thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, do bị ảnh hưởng nặng nềcủa biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâudo hạn hán, bão, lũ, thiên tai ngày càng nhiều. Tình hình đó tác động khôngnhỏ đến hoạt động XKG của ĐBSCL. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm raphương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh XKG của ĐBSCL cũng như củaViệt Nam sau khi Việt Nam là thành viên của WTO là hết sức cần thiết vàcó ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọnvấn đề: Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện ViệtNam là thành viên của WTO làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa(XKHH) nói chung, XKG nói riêng, luận án đánh giá thực trạng hoạt độngXKG của ĐBSCL trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Từ đóđề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKG ở vùng này trong giai đoạn mớicủa hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) giai đoạn 2014 - 2020. 2.2. Nhiệm vụ (1) Trình bày các vấn đề lý luận về xuất khẩu gạo trong điều kiện thựchiện các cam kết khi gia nhập WTO. 3 (2) Phân tích những thuận lợi và khó khăn; thời cơ và thách thức đốivới XKG khi Việt Nam gia nhập WTO. (3) Đánh giá tình hình XKG của ĐBSCL từ 2007 - 2013. Chỉ rõ nhữngthành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế. (4) Trình bày bối cảnh mới ảnh hưởng đến đẩy mạnh XKG ở ĐBSCL,những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XKG củaĐBSCL trong bối cảnh HNKTQT, và biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là xuất khẩu gạo ở ĐBSCL – tức là bángạo cho người nước ngoài trong điều kiện thực hiện các cam kết khi Việt Namgia nhập WTO (mở cửa thị trường nông sản, không áp dụng trợ cấp xuất khẩu,đảm bảo tính cạnh tranh...) dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình XKG ở ĐBSCLtrong điều kiện thực hiện các cam kết khi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: