Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật máy tính: Định danh tự động một số làn điệu dân ca Việt Nam

Số trang: 123      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.90 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Định danh tự động một số làn điệu dân ca Việt Nam" tập trung nghiên cứu một số mô hình và đề xuất mô hình phù hợp dùng cho định danh tự động làn điệu dân ca Việt Nam, với bộ dữ liệu dùng cho định danh là các làn điệu phổ biến của Chèo và Quan họ. Ngoài ra, luận án cũng thực hiện phân lớp thể loại âm nhạc trên hai bộ dữ liệu nổi tiếng là GTZAN và FMA nhằm khẳng định khả năng tổng quát hoá của mô hình đề xuất, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp tăng cường dữ liệu đến độ chính xác của mô hình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật máy tính: Định danh tự động một số làn điệu dân ca Việt Nam LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luận án “Định danh tự động một số làn điệu dân ca Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được tác giả khác công bố. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2023 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TÁC GIẢ LUẬN ÁN PGS.TS. Trịnh Văn Loan Chu Bá Thành 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình từ thầy hướng dẫn; các thầy cô trong Khoa Kỹ thuật máy tính - Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội và các thành viên trong gia đình. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi để có được kết quả này. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn là PGS.TS. Trịnh Văn Loan. Thầy đã luôn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, đưa ra những lời khuyên bổ ích, những định hướng khoa học và phương pháp nghiên cứu hết sức quý báu để tôi có thể triển khai và hoàn thành luận án này. Tiếp đến, tôi xin trân trọng cảm ơn Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông; Khoa Kỹ thuật máy tính đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh, chị, em và gia đình đã luôn ở bên để động viên, giúp đỡ tôi vượt qua các khó khăn, trở ngại để hoàn thành quá trình học tập của mình. Xin trân trọng cảm ơn! 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ 6 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ................................................................. 9 MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 12 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ÂM NHẠC VÀ PHÂN LỚP ÂM NHẠC THEO THỂ LOẠI ......................................................................................................................... 16 1.1 Âm thanh, âm nhạc ................................................................................................. 16 1.1.1 Khái niệm âm thanh, âm nhạc................................................................... 16 1.1.2 Một số yếu tố cơ bản của âm nhạc ............................................................ 17 1.2 Một số đặc trưng trích chọn từ tín hiệu âm nhạc................................................... 18 1.2.1 Đặc trưng thống kê.................................................................................... 18 1.2.2 Đặc trưng trong miền thời gian ................................................................. 19 1.2.3 Đặc trưng phổ............................................................................................ 22 1.3 Một số thể loại âm nhạc phổ biến trên thế giới ..................................................... 25 1.4 Đôi nét về nhạc dân ca Việt Nam........................................................................... 26 1.4.1 Đặc điểm âm nhạc, lời ca trong Chèo ....................................................... 27 1.4.2 Đặc điểm âm nhạc, lời ca trong Quan họ.................................................. 28 1.4.3 Đặc điểm kỹ thuật hát Chèo và Quan họ .................................................. 30 1.5 Phân lớp âm nhạc theo thể loại............................................................................... 34 1.6 Một số bộ dữ liệu âm nhạc theo thể loại điển hình ............................................... 35 1.7 Một số mô hình dùng trong phân lớp thể loại âm nhạc ........................................ 35 1.7.1 Bộ phân lớp SVM (Support Vector Machine) .......................................... 35 1.7.2 Bộ phân lớp GMM (Gaussian Mixture Model) ........................................ 36 1.7.3 Mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Network) ................................. 38 1.8 Một số kết quả nghiên cứu phân lớp thể loại âm nhạc trong và ngoài nước ....... 48 1.8.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: