Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng

Số trang: 165      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.96 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 165,000 VND Tải xuống file đầy đủ (165 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật "Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng" trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu DMF; Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và phát thải của động cơ khi sử dụng nhiên liệu DMF; Nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng quá trình làm việc của động cơ để xác định các đặc tính làm việc và phát thải của động cơ khi sử dụng nhiên liệu DMF bằng phần mềm AVL-Boost;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM ----------------------------------- NCS. NGUYỄN DANH CHẤN NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ PHÁT THẢI KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU DIMETHYLFURAN TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Tp.HCM – 2021 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM ----------------------------------- NCS. NGUYỄN DANH CHẤN NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ PHÁT THẢI KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU DIMETHYLFURAN TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Ngành : Kỹ thuật cơ khí động lực Mã số ngành : 9520116 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS Hoàng Anh Tuấn 2. PGS.TS Trần Quang Vinh Tp.HCM - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. Các tài liệu và dữ liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ! Tp.HCM, ngày 17 tháng 9 năm 2021 TM TT HƯỚNG DẪN Nghiên cứu sinh PGS.TS Hoàng Anh Tuấn Nguyễn Danh Chấn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM, Viện Đào tạo Sau Đại học và Viện Cơ khí đã cho phép tôi thực hiện luận án tại Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM. Xin cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học và Viện Cơ khí về sự hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình tôi làm luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Anh Tuấn và PGS.TS Trần Quang Vinh đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình và chu đáo về mặt chuyên môn để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành biết ơn Quý thầy, cô Khoa Cơ khí và Phòng thí nghiệm động cơ, Trung tâm Công nghệ cơ khí – Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã luôn giúp đỡ và dành cho tôi những điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM, Lãnh đạo Viện Cơ khí và các thầy cô trong Viện đã hậu thuẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy phản biện, các thầy trong hội đồng chấm luận án đã đồng ý đọc duyệt và góp các ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn chỉnh luận án này và định hướng nghiên cứu trong tương lai. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt thời gian tôi tham gia nghiên cứu và thực hiện công trình này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Danh Chấn iii TÓM TẮT Giao thông vận tải hiện đang phải đối mặt với hai thách thức lớn là sự cạn kiệt của nguồn nhiên liệu hóa thạch và vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính cho ngành giao thông trong nhiều thập kỷ tới, tuy nhiên xu hướng này không thể kéo dài mãi. Mặt khác, áp lực từ vấn đề ô nhiễm môi trường khiến các nhà chức trách trên khắp thế giới đưa ra các điều luật buộc ngành công nghiệp ô tô và hóa dầu phải phát triển các công nghệ mới nhằm giảm phát thải và cải thiện tính kinh tế nhiên liệu. Nhằm đạt các mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đa dạng hóa nguồn nhiên liệu, đồng thời tận dụng các phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất ra các nguồn năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học được xem như một ứng viên sáng giá cho việc thay thế một phần hoặc hoàn toàn các loại nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Trong số những loại nhiên liệu được tìm kiếm và nghiên cứu thì 2,5- dimethylfuran (DMF) đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trên khắp thế giới. DMF có các tính chất tương đồng với xăng, đồng thời tốt hơn xăng ở một số đặc tính như chỉ số octan cao, bên cạnh đó DMF là loại nhiên liệu sinh học thế hệ thứ 2 nên không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, khi xăng pha cồn etanol đã được đưa vào sử dụng hơn 10 năm nay, tuy nhiên hiệu quả kinh tế xã hội còn chưa rõ rệt và tiến triển chậm thì việc nghiên cứu để tìm ra một loại nhiên liệu thay thế mới, có hiệu quả tốt hơn là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng” nhằm mục đích đánh giá khả năng ứng dụng 2,5-dimethylfuran làm nhiên liệu cho động cơ xăng tại Việt Nam, giúp hạn chế sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu truyền thống và giảm ô nhiễm môi trường. Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án đã giải quyết các vấn đề theo trình tự sau: iv - Nghiên cứu tổng quan quy trình sản xuất, tính chất lý hóa và khả năng ứng dụng của DMF trên các loại động cơ đốt trong, đặc biệt là động cơ cháy cưỡng bức (SI) làm cơ sở để xác định khoảng trống và định hướng cho quá trình nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quá trình cháy và hình thành phát thải của động cơ SI sử dụng nhiên liệu DMF để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và phát thải của động cơ khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu DMF-xăng RON95 trên động cơ xăng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: