Danh mục

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Phát triển giải pháp điều khiển thích nghi cho bộ lọc tích cực ba pha

Số trang: 225      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.96 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật "Phát triển giải pháp điều khiển thích nghi cho bộ lọc tích cực ba pha" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về kỹ thuật điều khiển trong bộ lọc nguồn tích cực; Hệ thống điện ba pha dưới tác động của tải và bộ lọc nguồn tích cực; Cải tiến hiệu năng của APF sử dụng bộ điều khiển Fuzzy-PI; Phát triển giải pháp điều khiển thích nghi cho bộ lọc tích cực ba pha.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Phát triển giải pháp điều khiển thích nghi cho bộ lọc tích cực ba pha BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH LÊ MINH THIỆN PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI CHO BỘ LỌC TÍCH CỰC BA PHA LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH LÊ MINH THIỆN PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI CHO BỘ LỌC TÍCH CỰC BA PHA Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Mã số: 9520216 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GVC.TS. HỒ VĂN CỪU TS. TRẦN THANH VŨ TP. HỒ CHÍ MINH – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài: “Phát triển giải pháp điều khiển thíchnghi cho bộ lọc tích cực ba pha” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Cáckết quả và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồnnào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đều đã được thựchiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022 Nghiên cứu sinh Huỳnh Lê Minh Thiện ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GVC.TS. Hồ Văn Cừu, Trưởng khoa Điện tử viễn thông,Trường Đại học Sài Gòn, đã tận tâm hướng dẫn tôi, động viên tôi kiên trì trui rèn trêncon đường học thuật, khoa học, thầy đã làm gương cho tôi về phong cách và tinh thầnlàm việc để trở thành con người khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thanh Vũ, Trưởng Bộ môn Điện Công nghiệp,khoa Điện-ĐTVT Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ngườiđã thực sự cho tôi cơ hội được nhìn rõ hơn vấn đề của chuyên môn nói chung và bàitoán của luận án nói riêng, nhờ đó mà chông gai trên con đường nghiên cứu trở thànhđộng lực trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi thực sự trân trọng giá trị khoa học mà môi trường Đại học Giao thông vận tảiThành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra, nơi có bề dày lịch sử trong đào tạo khoa học kỹ thuậtvà con người, nơi đã bồi đắp cho tôi chuẩn mực khoa học và sự tự do trong sáng tạokhoa học. Tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện, đã thấu hiểu cho tôi trong thời gianlàm nghiên cứu khoa học. Xin gởi đến quý thầy cô, quý đồng nghiệp hiện đang công tác ở các trường Đạihọc trong nước và quốc tế lời tri ân chân thành cho sự góp sức quý báu, để công việcnghiên cứu của tôi được nhiều phần thuận lợi. Sự đóng góp của các nhà khoa học để luận án được tiếp tục hoàn thiện, cũng nhưgiúp cho tôi được ngày càng trưởng thành trên con đường nghiên cứu, đã là một khaokhát bên cạnh mong muốn luận án của mình được hoàn thành. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022 Nghiên cứu sinh Huỳnh Lê Minh Thiện iii TÓM TẮT Hiện nay, việc điều khiển các bộ Biến tần nguồn áp (VSI) trở nên hiệu quả hơnbao giờ hết nhờ sự phát triển công nghệ bán dẫn, như là sử dụng các thiết bị bán dẫn tốcđộ chuyển mạch cao và bộ vi xử lý tần số hằng trăm Mhz, cho phép hệ thống hoạt độngmột cách thông minh nhờ áp dụng được các thuật toán điều khiển hiện đại phức tạp. Từđó, việc ứng dụng các bộ chuyển đổi này để thiết kế Bộ lọc nguồn tích cực (ActivePower Filter – APF) là ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực điều khiển chất lượngđiện năng. Không nằm ngoài chức năng chính của các bộ VSI, luận án này tập trungnghiên cứu hai vấn đề là bù công suất (PFC) và lọc nguồn tích cực (APF). Song songvới việc trình bày lý thuyết điều khiển là mô phỏng và xác thực kết quả bằng thực nghiệmđược thực hiện trên hệ thống lọc nguồn điện tích cực ba pha với cấu trúc lõi là bộ biếnđổi công suất VSI. Các phần nghiên cứu chính bao gồm: ① đề xuất cấu hình bộ lọc nguồn tích cực;② trên cấu hình đó xây dựng mô hình giải tích, giải thuật điều khiển; ③ xây dựng môhình mô phỏng và mô hình thực nghiệm; ④ ghi nhận, so sánh, nhận xét các kết quả môphỏng và kết quả thực nghiệm; ⑤ thực hiện báo cáo khoa học dưới dạng công trìnhnghiên cứu khoa học, bài báo và báo cáo luận án. Dựa trên giải tích của hệ thống, tác giả đã sử dụng các giải pháp tính toán mềm,các phương pháp điều khiển cũng như c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: