Danh mục

Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau ở vùng Trung tâm Bắc Bộ

Số trang: 138      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.22 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 138,000 VND Tải xuống file đầy đủ (138 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định được một số cơ sở khoa học để trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ; xác định được các giống bạch đàn thích hợp và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau ở vùng Trung tâm Bắc Bộ 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tài Thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020với mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, diệntích rừng trồng mới đã tăng rất nhanh trong những năm qua từ 1,92 triệu ha năm2000 lên 3,4 triệu ha năm 2012 và 4,24 triệu ha năm 2018, bình quân tăng 128.000ha/năm. Diện tích rừng trồng tăng đã góp phần cung cấp nguyên liệu phục vụ chochế biến đồ mộc xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Năm 2019 giá trị xuất khẩugỗ và đồ gỗ của Việt Nam đã đạt con số 11,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2017,giá trị xuất siêu đạt 8,7 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trênthế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và đồ gỗ với thịtrường đã được mở rộng ra 140 quốc gia và vùng lãnh thổ (Nguồn: Báo cáo tổng kếtcông tác năm 2019 của Tổng cục Lâm nghiệp). Bạch đàn là loài cây trồng rừng chủ lực của 9 vùng kinh tế - sinh thái lâmnghiệp theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, diện tích rừng trồng bạch đàn của cả nướcđạt 300.000ha, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh vùng Trung tâm Bắc Bộ và chủ yếulà rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ làm nguyên liệu cho chế biến ván bóc, bột giấy vớichu kỳ kinh doanh ngắn (4 - 6 năm), giá trị kinh tế thấp so với tiềm năng của nó.Diện tích rừng trồng bạch đàn trong vùng lớn nhưng số lượng giống mới được đưavào sản xuất không nhiều, chủ yếu vẫn là các dòng U6, PN14 (Nguyễn Xuân Quát,2013) do vậy rừng trồng sản xuất rất dễ bị dịch sâu, bệnh hại. Trong thời gian qua,một số giống mới Bạch đàn lai UP và Bạch đàn urô có năng suất, chất lượng cao đãđược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận (Quyết định số 65/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp &PTNT) như UP35, UP54,UP72, UP95, UP99, U1088, U262, U821 và U892. Tuy nhiên, các giống bạch đànnày chủ yếu mới được công nhận cho Ba Vì, Hà Nội và Đông Hà, Quảng Trị (đốivới Bạch đàn lai UP), cho Nam Đàn, Nghệ An và Đông Hà, Quảng Trị (đối vớiBạch đàn urô), chưa được khảo nghiệm cho vùng Trung tâm Bắc Bộ để đánh giákhả năng thích ứng với điều kiện lập địa trong vùng. 2 Đất lâm nghiệp của vùng Trung tâm Bắc Bộ chủ yếu là đất đồi núi dốc, nằmtrong vùng khí hậu mưa mùa tập trung với lượng mưa cao, vì vậy lớp đất mặt dễ bịxói mòn, rửa trôi mạnh. Hiện nay, diện tích rừng trồng ở vùng này phần lớn chưađược áp dụng các biện pháp quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và dinh dưỡng đấthợp lý. Một số biện pháp kỹ thuật cũ, lạc hậu vẫn đang được áp dụng phổ biến nhưphát dọn thực bì toàn diện và đốt toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng, càyđất,… kết hợp với đặc điểm đất dốc, khí hậu mưa mùa tập trung nên đã gây mất mộtlượng lớn chất dinh dưỡng trong đất. Hậu quả là đất bị thoái hóa và dẫn đến suygiảm năng suất rừng trồng ở các chu kỳ tiếp theo. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp hiện nay của vùngTrung tâm Bắc Bộ là phải áp dụng tổng hợp các biện pháp trồng rừng thâm canh đểsử dụng nguồn tài nguyên đất có hiệu quả, tăng năng suất cây trồng, thích ứng vớibiến đổi khí hậu trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại cóliên quan. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kinh doanh rừng trồng bạch đànnhiều chu kỳ, tính bền vững và năng suất của rừng thường bị giảm ở các chu kỳ sau. Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, cần thiết phải có các giải phápkỹ thuật tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn theo hướng thâm canh bền vữngtrên đất rừng đã kinh doanh nhiều chu kỳ ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Do vậy, thựchiện đề tài luận án: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canhbạch đàn chu kỳ sau ở vùng Trung tâm Bắc Bộ” là có ý nghĩa khoa học và thựctiễn.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Về khoa học Xác định được một số cơ sở khoa học để trồng rừng thâm canh bạch đàn chukỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. 2.2. Về thực tiễn Xác định được các giống bạch đàn thích hợp và các biện pháp kỹ thuật tổnghợp để phát triển rừng trồng bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao vàổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp một số cơ sở khoa học từ khâu chọn giống, quản lý lập địa,... cho đếnkỹ thuật trồng rừng bạch đàn trên các lập địa đã kinh doanh nhiều chu kỳ cho năngsuất, chất lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đã xác định được một số giống bạch đàn phù hợp và các biện pháp kỹ thuậttrồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổnđịnh ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.4. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về cơ sởkhoa học cho trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau có năng suất, chất lượngcao và ổn định trên đối tượng đất dốc ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Đề tài luận án cócác đóng góp mới sau đây: (1) Đã xác định được các giống bạch đàn UP54, UP72, UP95 và UP99 phùhợp cho trồng rừng thâm canh tại vùng Trung tâm Bắc Bộ. (2) Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn để phát triểnrừng trồng bạch đàn thâm canh trên đất dốc, đã trải qua ít nhất 2 chu kỳ kinh doanhở vùng Trung tâm Bắc Bộ, từ khâu chọn giống, quản lý VLHCSKT rừng trồng bạchđàn chu kỳ trước, bón phân, quản lý cỏ dại, tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Rừng trồng bạch đàn trên lập địa đã kinh doanh ít nhất 2 chu kỳ ở vùngTrung tâm Bắc Bộ. - Các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 và các giốn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: