Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ bang giao và thương mại của Champa với châu Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV
Số trang: 178
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.88 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu các mối quan hệ bang giao và thương mại của Champa với khu vực châu Á, đặt Champa trong bối cảnh lịch sử khu vực và toàn cầu để giải mã các vấn đề về tiềm năng, động lực, quá trình hình thành, đặc tính phát triển và sự hội nhập khu vực của Champa trong thời kỳ phát triển đỉnh cao của vương quốc này từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ bang giao và thương mại của Champa với châu Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------- ĐỖ TRƯỜNG GIANG QUAN HỆ BANG GIAO VÀ THƯƠNG MẠI CỦA CHAMPA VỚI CHÂU Á TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XV Ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 9 22 90 11 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Quang Hải 2. GS.TS. Nguyễn Văn Kim LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2023 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Vương quốc Champa đã từng là quốc gia láng giềng phương Nam của Đại Việt. Lãnh thổ của vương quốc này trải dài từ nam Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) đến vùng châu thổ sông Đồng Nai. Không gian rộng dài của biển và các đường bờ biển tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Chmapa tiến hành các hoạt động hải thương hơn là phát triển nông nghiệp. Do điều kiện tự nhiên, ở miền Trung các châu thổ thường hẹp và bao bọc bởi một bên là dãy Trường Sơn và một bên là Biển Đông. Trong bối cảnh đó, Champa đã sớm có cái nhìn, tư duy hướng biển và hưởng lợi từ các hoạt động thương mại nhộn nhịp giữa Biển Đông với Ấn Độ Dương, điều đã mang lại sự phát triển kinh tế năng động trong suốt lịch sử Đông Nam Á. Dựa trên những nguồn tư liệu và quan điểm nghiên cứu mới, vấn đề lịch sử vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam - một vương quốc biển điển hình của Đông Nam Á cổ trung đại, đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, lịch sử Champa từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV hiện đang còn là một “khoảng trống” và cần có những nghiên cứu chuyên sâu để góp phần phục dựng lại lịch sử trọn vẹn của vương quốc Champa từ khi hình thành đến lúc suy tàn. Để làm rõ lịch sử phát triển huy hoàng của Champa từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XV, một số vấn đề quan trọng cần tập trung khảo cứu và luận giải như dấu ấn và sự lan tỏa văn hóa cổ Champa đến các nền văn hóa, quốc gia khu vực; Về mối liên hệ giữa biển (các tuyến giao thương, trung tâm buôn bán khu vực, quốc tế, nguồn tài nguyên biển...) và lục địa (hoạt động của các trung tâm kinh tế đối ngoại, vai trò của các thể chế chính trị trong việc điều hành hệ thống buôn bán, khai thác tài nguyên, sản xuất thủ công...); Về cấu trúc, chức năng của các thành thị, cảng thị đặt trong mối tương quan so sánh với thành thị và cảng thị tại một số nước trong khu vực đương thời; Về sự trỗi dậy và sự “chuyển giao quyền lực” của một vương quốc trung tâm với các tiểu quốc như đã từng thấy trong lịch sử Champa với sự phát triển nhanh chóng của Amaravati, Vijaya hay Panduranga v.v... Bên cạnh đó, thực tiễn ngày nay cho thấy Nam Trung Bộ là một trong những khu vực kinh tế chưa phát triển đúng với tiềm năng và vị thế của mình. Thế nhưng, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, vương quốc Champa cổ đã có những chiến lược khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế của vùng đất này để xây dựng nên một vương quốc có nền thương mại biển phát triển, có quan hệ bang giao và thương mại rộng khắp với 2 các quốc gia láng giềng cũng như các trung tâm kinh tế thế giới lớn đương thời. Do đó, việc nghiên cứu về tiềm năng, hoạt động kinh tế và bang giao, thương mại quốc tế của Champa với châu Á có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách ngày nay có được một cái nhìn sâu sắc về khu vực có vị trí chiến lược này để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, phát huy đến mức cao nhất tiềm năng và lợi thế của khu vực này. Với những lý do như trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quan hệ bang giao và thương mại của Champa với châu Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV” làm chủ đề nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu các mối quan hệ bang giao và thương mại của Champa với khu vực châu Á, đặt Champa trong bối cảnh lịch sử khu vực và toàn cầu để giải mã các vấn đề về tiềm năng, động lực, quá trình hình thành, đặc tính phát triển và sự hội nhập khu vực của Champa trong thời kỳ phát triển đỉnh cao của vương quốc này từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đề ra khi nghiên cứu luận án, tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu từ trước đến nay ở trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. - Sưu tầm, hệ thống hóa và phân tích dữ liệu các nguồn tư liệu đa ngành phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, bao gồm: tư liệu bi ký Champa và Khmer, tư liệu thư tịch cổ của Việt Nam, tư liệu thư tịch cổ của Trung Quốc, các nguồn tư liệu thư tịch khác (của Arab, Malay); tư liệu khảo cổ học (kết quả khai quật các di ti tích, phế tích Champa; tư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ bang giao và thương mại của Champa với châu Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------- ĐỖ TRƯỜNG GIANG QUAN HỆ BANG GIAO VÀ THƯƠNG MẠI CỦA CHAMPA VỚI CHÂU Á TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XV Ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 9 22 90 11 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Quang Hải 2. GS.TS. Nguyễn Văn Kim LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2023 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Vương quốc Champa đã từng là quốc gia láng giềng phương Nam của Đại Việt. Lãnh thổ của vương quốc này trải dài từ nam Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) đến vùng châu thổ sông Đồng Nai. Không gian rộng dài của biển và các đường bờ biển tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Chmapa tiến hành các hoạt động hải thương hơn là phát triển nông nghiệp. Do điều kiện tự nhiên, ở miền Trung các châu thổ thường hẹp và bao bọc bởi một bên là dãy Trường Sơn và một bên là Biển Đông. Trong bối cảnh đó, Champa đã sớm có cái nhìn, tư duy hướng biển và hưởng lợi từ các hoạt động thương mại nhộn nhịp giữa Biển Đông với Ấn Độ Dương, điều đã mang lại sự phát triển kinh tế năng động trong suốt lịch sử Đông Nam Á. Dựa trên những nguồn tư liệu và quan điểm nghiên cứu mới, vấn đề lịch sử vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam - một vương quốc biển điển hình của Đông Nam Á cổ trung đại, đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, lịch sử Champa từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV hiện đang còn là một “khoảng trống” và cần có những nghiên cứu chuyên sâu để góp phần phục dựng lại lịch sử trọn vẹn của vương quốc Champa từ khi hình thành đến lúc suy tàn. Để làm rõ lịch sử phát triển huy hoàng của Champa từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XV, một số vấn đề quan trọng cần tập trung khảo cứu và luận giải như dấu ấn và sự lan tỏa văn hóa cổ Champa đến các nền văn hóa, quốc gia khu vực; Về mối liên hệ giữa biển (các tuyến giao thương, trung tâm buôn bán khu vực, quốc tế, nguồn tài nguyên biển...) và lục địa (hoạt động của các trung tâm kinh tế đối ngoại, vai trò của các thể chế chính trị trong việc điều hành hệ thống buôn bán, khai thác tài nguyên, sản xuất thủ công...); Về cấu trúc, chức năng của các thành thị, cảng thị đặt trong mối tương quan so sánh với thành thị và cảng thị tại một số nước trong khu vực đương thời; Về sự trỗi dậy và sự “chuyển giao quyền lực” của một vương quốc trung tâm với các tiểu quốc như đã từng thấy trong lịch sử Champa với sự phát triển nhanh chóng của Amaravati, Vijaya hay Panduranga v.v... Bên cạnh đó, thực tiễn ngày nay cho thấy Nam Trung Bộ là một trong những khu vực kinh tế chưa phát triển đúng với tiềm năng và vị thế của mình. Thế nhưng, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, vương quốc Champa cổ đã có những chiến lược khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế của vùng đất này để xây dựng nên một vương quốc có nền thương mại biển phát triển, có quan hệ bang giao và thương mại rộng khắp với 2 các quốc gia láng giềng cũng như các trung tâm kinh tế thế giới lớn đương thời. Do đó, việc nghiên cứu về tiềm năng, hoạt động kinh tế và bang giao, thương mại quốc tế của Champa với châu Á có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách ngày nay có được một cái nhìn sâu sắc về khu vực có vị trí chiến lược này để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, phát huy đến mức cao nhất tiềm năng và lợi thế của khu vực này. Với những lý do như trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quan hệ bang giao và thương mại của Champa với châu Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV” làm chủ đề nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu các mối quan hệ bang giao và thương mại của Champa với khu vực châu Á, đặt Champa trong bối cảnh lịch sử khu vực và toàn cầu để giải mã các vấn đề về tiềm năng, động lực, quá trình hình thành, đặc tính phát triển và sự hội nhập khu vực của Champa trong thời kỳ phát triển đỉnh cao của vương quốc này từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đề ra khi nghiên cứu luận án, tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu từ trước đến nay ở trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. - Sưu tầm, hệ thống hóa và phân tích dữ liệu các nguồn tư liệu đa ngành phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, bao gồm: tư liệu bi ký Champa và Khmer, tư liệu thư tịch cổ của Việt Nam, tư liệu thư tịch cổ của Trung Quốc, các nguồn tư liệu thư tịch khác (của Arab, Malay); tư liệu khảo cổ học (kết quả khai quật các di ti tích, phế tích Champa; tư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Lịch sử Lịch sử Thế giới Quan hệ bang giao và thương mại Hoạt động kinh tế của Champa Thương mại Châu Á truyền thốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 420 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 379 1 0 -
174 trang 308 0 0
-
206 trang 299 2 0
-
228 trang 265 0 0
-
32 trang 216 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 214 0 0 -
208 trang 203 0 0
-
27 trang 186 0 0
-
124 trang 175 0 0