Danh mục

Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự

Số trang: 171      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án trình bày với kết cầu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện. Chương 3. Yêu cầu và một số kiến nghị về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI-------NGUYỄN THỊ THÚY HẰNGBẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰTRONG TỐ TỤNG DÂN SỰLUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌCHÀ NỘI, NĂM 20192BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI-------NGUYỄN THỊ THÚY HẰNGBẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰTRONG TỐ TỤNG DÂN SỰChuyên ngành : Luật dân sự và Tố tụng dân sựMã số: 9 38 01 03LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌCNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Trần Anh Tuấn2. TS. Đinh Trung TụngHÀ NỘI, NĂM 20193LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi bản thân tácgiả. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu khác,Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.Tác giả luận án4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBộ luật Tố tụng dân sự:BLTTDSTố tụng dân sự:TTDSHội đồng xét xử:HĐXXTòa án nhân dân tối cao:TANDTCViện kiểm sát:VKSThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:TPTANDTC11. Tính cấp thiết của đề tàiTrong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế vấn đề bảo vệ quyền con ngườingày càng được xem trọng. Vì vậy, trong hoạt động xét xử bảo đảm quyền tố tụngcủa đương sự là một tất yếu khách quan. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trongtố tụng dân sự là cơ sở cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan, mang lạiniềm tin công lý cho người dân. Quan điểm cải cách tư pháp được Đảng ta ghi nhậntrong Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm2020 đã chỉ rõ: “Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi íchhợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là Tòa ántrong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân”. Có thể nhận thấy rằng quan điểm của Đảng ta về cảicách tư pháp đặt ra yêu cầu phải cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theohướng dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền tố tụng của đương sự, đảm bảohiệu quả của thủ tục tư pháp dân sự đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền con người,quyền công dân.Hiến pháp năm 2013 – Đạo luật cơ bản của quốc gia đã cụ thể hóa vấn đề nàytại khoản 3 Điều 102 và nêu rõ “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệquyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, vấn đề bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân được đặt lên hàng đầu trong rấtnhiều nhiệm vụ của Tòa án mà Hiến pháp đã liệt kê cho thấy sự tiến bộ về mặt lậppháp, vì bảo đảm quyền con người và quyền công dân là cội nguồn cho sự bảo đảmquyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự.Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quantrọng. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự chính là bảo đảm cho các cá nhân, cơquan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong các quanhệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có thể bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận chưa có mộtcông trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về bảo đảm quyền tốtụng của đương sự trong tố tụng dân sự để làm cơ sở cho việc đánh giá luật định. Mặtkhác, một số quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được quy định trongBộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 chưa đầy đủ hoặc thiếu cụ thể, nên việcáp dụng các quy định này trong thực tiễn đã dẫn tới những vướng mắc, bất cập, chưa

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: