Danh mục

Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 336      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.27 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 336,000 VND Tải xuống file đầy đủ (336 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Luật học "Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay" nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay, luận án kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động KTVB QPPL, đưa hoạt động KTVB QPPL thực sự trở thành công cụ ĐBQCN, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HÒE ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HÒE ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Bùi Thị Đào HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thu Hòe MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 10 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng 29 phát triển nội dung đề tài luận án 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 33 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CON 35 NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1. Khái niệm quyền con người và đảm bảo quyền con người 35 2.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra văn bản quy 45 phạm pháp luật và đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đảm bảo quyền con người 72 thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG 77 QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.1. Thực trạng thực hiện đảm bảo quyền con người ở phương diện 77 phát hiện, xử lý vi phạm quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 3.2. Thực trạng đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm 85 tra văn bản quy phạm pháp luật ở phương diện tổ chức thực hiện hoạt động này 3.3. Đánh giá hiệu quả đảm bảo quyền con người thông qua hoạt 110 động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 120 ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 4.1. Quan điể m nâng cao hi ệu quả đảm bảo quyền con người thông 120 qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam 4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật 128 4.3. Giải pháp tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra văn bản quy 140 phạm pháp luật KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 151 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBQCN : Đảm bảo quyền con người HĐND : Hội đồng nhân dân KTVB : Kiểm tra văn bản QCN : Quyền con người QPPL : Quy phạm pháp luật UBND : Ủy ban nhân dân VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quyền con người (QCN, nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc, nhân quyền là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người [166, tr. 4]. Hiến pháp năm 2013 (đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ hợp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) - văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với một trong những nội dung quan trọng là chế định về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng hơn (đưa từ Chương V trong Hiến pháp 1992 lên Chương II trong bản Hiến pháp 2013, chỉ sau Chương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: