Danh mục

Luận án Tiến sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số trang: 240      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.22 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là làm rõ cả về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, chỉ ra những bất cập của hoạt động đó, nguyên nhân của nó để trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -------- NGUYỄN QUỐC SỬU GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNGCHỨC HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử và Lý luận Nhà nước và Pháp luật Mã số: 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Hồng Thái HÀ NỘI - 2010 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Cách đây hơn 500 năm, vua Lê Thánh Tông đã giao cho Thân Nhân Trung soạnbài văn bia đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để nói về ý nghĩa của khoa thi hộinăm 1442, dưới thời Lê Thái Tông. Trong văn bia có đoạn viết: “Hiền tài là nguyênkhí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn mạnh, nguyên khí suy thìthế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đờinào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí”. Từtrước đến nay, con người luôn luôn là nhân tố hết sức quan trọng trong việc củng cố,giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, đảm bảo sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đội ngũcán bộ, công chức. Yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định đối với sự thành bại,gắn liền với vận mệnh của một quốc gia. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang tiếnhành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội.Đặc biệt, chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Muốn xây dựng thành công nhà nước phápquyền thì bên cạnh việc ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, điều quantrọng hơn là phải làm thế nào để đưa pháp luật vào thực tế đời sống xã hội, để mọithành viên trong xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, am hiểu cácnguyên tắc, quy định pháp luật; từ đó, sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệlợi ích của Nhà nước, của tập thể và của mỗi công dân. Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được trang bịkiến thức mới, có tư duy mới, nhất là kiến thức pháp luật để đảm nhiệm công tác quảnlý nhà nước, giải quyết công việc có hiệu quả. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Banchấp hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản, bức xúc: “Xây dựngđội ngũ cán bộ có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sứcdân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo,bồi dưỡng, giải quyết đồng bộ chính sách đối với cán bộ”. Để thực hiện thắng lợi mụctiêu đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải đưa pháp luật vào đờisống xã hội mà khâu trung gian vô cùng quan trọng chính là đội ngũ cán bộ, công chức 1hành chính; phải nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộnày. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nêu trên thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, cán bộ, công chức hành chính là khâu chủ yếu thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước phải được cán bộ, công chức hành chính triển khai thì mới có thể đi vàotrong đời sống xã hội. Họ là những người trực tiếp chuyển “pháp luật trên giấy tờ”thành “pháp luật trong hành động”. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức hành chínhphải được trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật và có ý thức pháp luật ở trình độ caođể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Thứ hai, trình độ dân trí nói chung, dân trí về pháp luật nói riêng trong xã hộingày càng được nâng cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức hành chính càng phải cókiến thức, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật ở trình độ cao thì mới đáp ứng đượcyêu cầu giải quyết công việc hành chính - công vụ của mình tốt hơn. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay cònnhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa. Trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của họ còn có những hạn chế,bất cập, chưa theo kịp và chưa được nâng tầm tương xứng với sự đổi mới của hệ thốngpháp luật. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, một số mặt trái của nó đang bộclộ, như chủ nghĩa thực dụng; các tệ nạn xã hội; một bộ phận cán bộ, công chức đãthoái hóa, biến chất trước những cám dỗ về lợi ích vật chất. Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII đã nhận định: “Đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung chưa ngang tầmnhiệm vụ, một bộ phận không nhỏ đã bị thoá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: