Danh mục

Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp

Số trang: 182      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 182,000 VND Tải xuống file đầy đủ (182 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động của VKS trong điều tra vụ án hình sự; từ đó tạo cơ sở cho việc nhận thức thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của VKSND trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong TTHS nước ta, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có vai trò rất quantrọng đối với cả tiến trình giải quyết vụ án hình sự. Kết quả của giai đoạn điều travụ án hình sự đóng vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả của hoạt độngbuộc tội và là cơ sở, nền tảng để các chức năng TTHS khác trong các giai đoạn tốtụng tiếp theo được tiến hành. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự với hoạt động tốtụng chủ đạo là hoạt động của CQĐT, được đánh giá là giai đoạn tố tụng tiềm ẩnnhiều nhất nguy cơ sai sót, vi phạm pháp luật, kể cả những sai sót, vi phạm phápluật nghiêm trọng dẫn đến việc truy cứu TNHS oan, sai. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, VKS có chức năng, nhiệm vụTHQCT và kiểm sát hoạt động điều tra của CQĐT và các cơ quan khác được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Với chức năng, nhiệm vụ đó, VKSgiữ vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra, đảm bảo tính pháp chế của hoạt độngđiều tra, ngay từ khi khởi tố, bắt giữ người phạm tội, yêu cầu điều tra thu thậpchứng cứ cho đến khi kết thúc điều tra nhằm làm rõ toàn bộ sự thật khách quan củavụ án, nhằm mục đích phát hiện nhanh chóng, chính xác, điều tra để truy tố mọi tộiphạm. Hoạt động THQCT và KSĐT của VKS hướng đến tính chính xác, kháchquan của quá trình chứng minh sự thật của vụ án hình sự thuộc phạm vi trách nhiệmcủa CQĐT, bảo đảm việc truy cứu TNHS có căn cứ và hợp pháp, ngăn ngừa xảy racác trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, từ khi có Nghị quyếtsố 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới”, hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đãcó nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng phê chuẩn việc bắt, tạm giữ, tạm giam,phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, kiểm sát các hoạt động điều tra ngàycàng nâng cao, đưa tỷ lệ bắt giữ xử lý hình sự đạt 96%, tỷ lệ truy tố đạt 98-99%; 2hạn chế đáng kể các trường hợp phải đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội vàtòa án tuyên bị cáo vô tội. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động THQCT và KSHĐTP tronggiai đoạn điều tra cũng như các hoạt động tiến hành tố tụng khác như điều tra, truytố, xét xử, còn có những hạn chế, yếu kém chung là còn được tiến hành theo nếpcũ, chưa kịp đổi mới tư duy; nhiều thủ tục còn rườm rà, phức tạp làm cho quátrình giải quyết vụ án chậm chạp, kéo dài, chi phí tiến hành tố tụng tốn kém; tìnhtrạng áp dụng BPNC bắt, tạm giam quá phổ biến; Chưa có sự phân định hợp lýchức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng; Cơ chế đảmbảo quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng còn bất cập, nhất làquyền bào chữa của bị can, bị cáo. Riêng đối với hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra còn có nhữngnhững hạn chế, yếu kém, trì trệ đặc thù như: kém năng động trong việc thực thinhiệm vụ quyền hạn – THQCT và KSHĐTP, mà pháp luật giao cho, thể hiện quaviệc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can chưa đạt hiệu quả do hoạt động quảnlý tố giác, tin báo về tội phạm của VKS ở một số địa phương thụ động, lúng túngvề phương thức kiểm sát, dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; tìnhtrạng đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội còn xảy ra và có trường hợp rấtnghiêm trọng (theo Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát trong các năm 2004 –2013, số vụ đình chỉ do bị can không phạm tội vẫn còn xảy ra, khoảng 0,14 %tổng số án thụ lý khởi tố, điều tra hàng năm); chưa quản lý, chi phối chặt chẽ đượcquá trình điều tra vụ án hình sự nên chất lượng, hiệu quả hoạt động THQCT vàKSHĐTP còn thấp, thể hiện qua tình trạng: còn có những trường hợp truy tốkhông đúng, tòa án tuyên không phạm tội hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung phảiđình chỉ vụ án (theo số liệu của Cục Thống kê VKSNDTC, trong 10 năm qua, sốtrường hợp VKS truy tố, tòa án tuyên không phạm tội là 532 trường hợp, đạt tỷ lệ0,05% tổng số bị can bị khởi tố, điều tra); tình trạng trả hồ sơ vụ án để điều tra bổsung thời gian qua đã phản ánh chất lượng hoạt động của CQĐT và VKS, tuy từngbước đã được hạn chế nhưng chuyển biến còn chậm, số lượng vụ bị trả hồ sơ 3nhiều lần mà vẫn chưa đủ chứng cứ kết tội bị cáo còn chiếm tỉ lệ cao trong tổng sốvụ án đã quyết định truy tố (trong 10 năm, tòa án các cấp trả hồ sơ cho VKS đểđiều tra bổ sung là 22.262 vụ, chiếm tỷ lệ 3,8% trên tổng số 584.457 vụ VKS đãtruy tố. Số vụ án do tòa án cấp tỉnh các địa phương trả lại các đơn vị nghiệp vụcủa VKSND tối cao trong các năm 2008 và 2009 lên tới 44,5%); hiệu quả về mặtxã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của hoạt động thực thi chức năng,nhiệm vụ của VKS trong điều tra vụ án hình sự chưa cao, thể hiện qua thực tế:hoạt động KSĐT ở một số đơn vị kiểm sát còn mang tính hình thức, nặng về pháthiện vi phạm có tính thủ tục mà chưa phân tích sâu để làm rõ bản chất vi phạmpháp luật đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tính khách quan, tính toàn diện của vụán để có thể kiến nghị CQĐT có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục; công tác kiếnnghị phòng ngừa tội phạm ở cả ba cấp kiểm sát còn hạn chế, chưa gắn thống kê tộiphạm với việc phân tích tình hình tội phạm, các đặc điểm, đặc trưng, thủ đoạn củatừng loại tội phạm để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc đề ra các biệnpháp phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả, gắn đấu tranh phòng, chống tộiphạm với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với những tồn tại, hạn chế nêu trên, hoạt động của VKS hiện nayđang đứng trước nhiều thách thức lớn lao xuất phát từ những yếu cầu, đòi hỏi củacông cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, xã hội của Việt Nam theohương hội nhập ...

Tài liệu được xem nhiều: