Danh mục

Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

Số trang: 211      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam" nhằm phân tích lý luận và đánh giá thực trạng CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam thời gian qua, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI THỊ THANH TÂM CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2022 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI THỊ THANH TÂM CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 938 01 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. TÀO THỊ QUYÊN 2. TS. HOÀNG MINH HỘI HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Mai Thị Thanh Tâm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP 33 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp 33 2.2. Các yếu tố cấu thành, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp 45 2.3. Các điều kiện bảo đảm cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp 61 2.4. Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam 66 Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM 80 3.1. Kết quả đạt được của cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam 80 3.2. Hạn chế của cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam và nguyên nhân 109 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM 132 4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam 132 4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam 136 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 178 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCPL : Cơ chế pháp lý CQNN : Cơ quan nhà nước ĐBQH : Đại biểu Quốc hội HĐLP : Hoạt động lập pháp MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam NCS : Nghiên cứu sinh QLNN : Quản lý nhà nước PBXH : Phản biện xã hội TCXH : Tổ chức xã hội UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa VCCI : Liên hiệp Công nghiệp và Thương mại Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước cho đến nay, vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm, chú trọng. Kể từ Đại hội VII, qua mỗi kỳ đại hội, tư duy lý luận của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ngày càng phát triển, tạo cơ sở định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”; “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân” [32]. Quan điểm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: