Danh mục

Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh: Nghiên cứu thăm dò ý kiến từ giảng viên và sinh viên tiếng Anh về nhận thức và thực hiện dạy học tự chủ đối với sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh tại một trường Đại học ở đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 816.73 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tìm hiểu giáo viên dạy tiếng Anh nhận thức như thế nào về tự chủ học tập và áp dụng ra sao trong giảng dạy. Thứ hai, nghiên cứu này khảo sát nhận thức của sinh viên về tự chủ học tập và những cách các em dùng trong tự học tiếng Anh. Cuối cùng, nghiên cứu còn tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức của giáo viên và sinh viên với thực hiện tự chủ học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh: Nghiên cứu thăm dò ý kiến từ giảng viên và sinh viên tiếng Anh về nhận thức và thực hiện dạy học tự chủ đối với sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh tại một trường Đại học ở đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ LÊ THANH NGUYỆT ANH TÓM TẮT LUẬN ÁNNGHIÊN CỨU THĂM DÒ Ý KIẾN TỪ GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊNTIẾNG ANH VỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN DẠY HỌC TỰ CHỦ ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH HUẾ, NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học HuếNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trương Bạch Lê 2. PGS.TS. Đỗ Minh HùngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Huế họp tại 04 LêLợi vào lúc giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Huế - Thư viện Quốc gia Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN1.1 Lí do chọn đề tài Tự chủ học tập bắt nguồn từ nên giáo dục Châu Âu (Benson, 2006) và liệu nó có phùhợp với các học của người Châu Á đang là mối quan tâm của các nhà giáo dục cả phươngTây lẫn Châu Á. Vì vậy, đây cũng là một thách thức đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo cũngnhư các nhà giáo dục nước ta. Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ Tướng ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2011 vềviệc phát triển giáo dục, đào tạo, và dạy nghề ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giaiđoạn 2011-2015 đã đem đến những hy vọng tạo bước đột phá cho việc bồi dưỡng nguồnlao động chất lượng cao (Thủ Tướng Chính phủ, 2011). Tuy nhiên, sau năm năm Quyếtđịnh được ban hành, chất lượng giáo dục và đào tạo ở khu vực này vẫn thấp hơn so vớicác vùng khác trong cả nước (Đỗ Nam, Tân Thành, & Phùng Dũng, 2017), và vùng nàyvẫn là “vùng trũng” trong giáo dục Việt Nam, đặc biệt là việc dạy và học tiếng Anh. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về TCHT được thực hiện trên thế giới và nhiều nghiêncứu về nhận thức và thực hiện dạy TCHT của giảng viên (GV) dạy tiếng Anh ở các nướcphương Tây, Châu Á, và Việt Nam như Borg và Al-Busaidi (2012b), Dogan và Mirici(2017) cũng như về nhận thức và thực hiện TCHT của sinh viên (SV) (ví dụ: Chan, Spratt,& Humphreys, 2002; Đặng Tấn Tín, 2012), kết quả của các nghiên cứu này vẫn còn chungchung và chưa có kết luận cuối cùng. Cho đến bây giờ, vẫn chỉ có một luận án tiến sĩ(Trịnh Quốc Lập, 2005) và một bài báo về lĩnh vực này (Nguyễn Văn Lợi, 2016) đượcthực hiện ở Đại học Cần Thơ, thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện tại Khoa Sư phạm Ngoại ngữ ở một Trường Đại họctại Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Hầu hết các SV theo học tại KhoaSư phạm Ngoại ngữ có năng lực tiếng Anh yếu, đặc biệt là SV năm nhất. Trước khi nghiêncứu này được thực hiện vào năm 2014, chưa có một nghiên cứu nào về TCHT dành choGV và SV được thực hiện ở Khoa này dù trường Đại học Đồng Tháp được thành lập gần15 năm. Do đó, nghiên cứu này cố gắng làm rõ và cung cấp những kiến thức sâu hơn từquan điểm của GV và SV về TCHT trong dạy và học tiếng Anh.1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu GV dạy tiếng Anh nhận thức nhưthế nào về TCHT và áp dụng ra sao trong giảng dạy. Thứ hai, nghiên cứu này khảo sátnhận thức của SV về TCHT và những cách các em dùng trong tự học tiếng Anh. Cuốicùng, nghiên cứu còn tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức của GV và SV với thực hiệnTCHT.1.3 Câu hỏi nghiên cứu1. Giảng viên dạy tiếng Anh nhận thức và thực hiện gì trong dạy học tự chủ học tập?2. Sinh viên học tiếng Anh nhận thức và thực hiện gì về tự chủ học tập? 13. Giữa nhận thức của giảng viên và sinh viên với thực hiện tự chủ học tập có những mốiquan hệ gì?1.4 Tầm quan trọng của nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu cung cấp những nhận thức sâu sắc cần thiết từ GV và SV về cácdạng mô hình TCHT điển hình tại một vùng sâu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, thuộcmiền Nam Việt Nam. Thứ hai, việc hiểu rõ GV và SV đã thực hiện TCHT trong dạy vàhọc tiếng Anh đã đóng góp vào phần mô tả về TCHT tại bối cảnh địa phương ở Việt Nam.Thứ ba, nghiên cứu còn đóng góp nhiều kiến thức về lĩnh vực TCHT.1.5 Cấu trúc đề tài Chương 1 là giới thiệu tổng quan. Chương 2 là cơ sở lý luân về TCHT trong học tiếngAnh. Chương 3 là phương pháp nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu vàbàn luận. Chương 5 nêu kết luận và khuyến nghị. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ HỌC TẬP TRONG HỌC TIẾNG ANH2.1 Tự chủ học tập 2.1.1 Định nghĩa tự chủ học tập Ban đầu, Holec (1981, tr.3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: