Danh mục

Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại

Số trang: 171      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.99 MB      Lượt xem: 52      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 171,000 VND Tải xuống file đầy đủ (171 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học "Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại" trình bày các nội dung: Yếu tố phi lý trong văn học hiện đại - hậu hiện đại; Sự dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của F.Kaffka và sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý qua sáng tác của Haruki Murakami; Những phương thức thể hiện đặc trưng trong sáng tác của F. Kafka và H. Murakami.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGA YẾU TỐ PHI LÝ TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA VÀ HARUKI MURAKAMI NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI Ngành: Lý luận Văn học Mã số: 9 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG ĐĂNG DUNG HÀ NỘI, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề phi lý trong sáng tác của Franz Kafka ...................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami............ 17 Chương 2. YẾU TỐ PHI LÍ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI - HẬU HIỆN ĐẠI .. 30 2.1. Khái lược về phi lí trong triết học và trong văn học ..................................................... 30 2.2. Khái lược về văn học hiện đại và hậu hiện đại.............................................................. 37 2.3. Về khái niệm “tâm thức hiện đại và hậu hiện đại” ....................................................... 46 2.4. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka dưới góc nhìn văn học hiện đại ......... 47 2.5. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami nhìn từ góc nhìn văn học hậu hiện đại .............................................................................................................................................. 53 CHƯƠNG 3. SỰ DẤN THÂN TRONG THẾ GIỚI PHI LÝ CỦA FRANZ KAFKA VÀ SỰ KHÁM PHÁ CÁI TÔI BẢN THỂ CỦA MURAKAMI................ 69 3.1. Dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của Franz Kafka ...................................... 69 3.2. Sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý của Murakami ............................... 86 CHƯƠNG 4. NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA VÀ HARUKI MURAKAMI .......................... 113 4.1. Nghệ thuật mô tả cái vắng mặt của Franz Kafka ........................................................ 113 4.2. Thủ pháp nghịch dị - phi lý trong sáng tác của Franz Kafka ..................................... 117 4.3. Thủ pháp phân mảnh trong sáng tác của Haruki Murakami...................................... 121 4.4. Thủ pháp huyền thoại hóa không gian - thời gian trong sáng tác của Haruki Murakami ............................................................................................................................... 130 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 151 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cuộc chuyển đổi từ hệ hình tư duy tiền hiện đại sang hiện đại là một bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đó là khi con người nhận ra trí năng có thể bất lực trước đời sống và mọi sự lí giải của con người có nguy cơ chống lại đời sống. Tư duy duy lí cùng với triết học tự nhiên đã tỏ ra bất lực trong việc trả lời những vấn đề của con người khi bước vào thời kỳ hiện đại trong đó có vấn đề phi lý. Triết học tự nhiên sau rất nhiều thành tựu đã từng bước nhường chỗ cho triết học nhân sinh. Franz Kafka là nhà văn lớn mở đầu và tiêu biểu cho dòng văn học phi lý, người mở đường cho chủ nghĩa hiện đại trong văn học.Từng bước trong hành trình khám phá cái phi lý trong tác phẩm của Đôxtôiepxki, qua các sáng tác của mình, Kafka đã trở thành người đưa cái phi lý làm đối tượng nhận thức của văn học. Nếu cái phi lý trong triết học đã được các triết gia khẳng định qua những khái niệm và phạm trù trừu tượng thì cái phi lý trong văn học lại được Kafka cảm nhận bằng những thân phận vô vọng của các nhân vật, với những nỗ lực đối đầu với những bất khả tri về thế giới . 1.2. Nếu đầu thế kỷ XX trong văn học thế giới có Franz Kafka là người mở đường cho chủ nghĩa hiện đại, thì đầu thế kỷ XXI, Haruki Murakami đã xuất hiện như một nhà văn tiêu biểu của văn học hậu hiện đại. Từ lâu, Haruki Muakami đã trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng, cách này hay cách khác, ông chính là hình vóc của văn chương thế kỷ 21, một hiện tượng của văn học Nhật Bản. Con người trong thế giới nghệ thuật của Murakami luôn đối diện với sự cô đơn, sự hoài nghi tuyệt vọng, bị chi phối bởi bản năng sống và bản năng chết trong hành trình tìm kiếm bản ngã đích thực của mình trước nhiều khả thể. Nếu con người trong sáng tác của Kafka cô đơn lạc lõng trước những mê cung quyền lực vô hình, họ bị cuốn vào guồng quay chóng mặt của xã hội hiện 1 đại dần dần đánh mất bản sắc của mình trở thành cái bóng mờ trong sự vật lộn của kiếp nhân sinh; họ lo âu, tuyệt vọng và bất lực khi sống trong một thế giới phi lí thì con người trong sáng tác Murakami luôn cố đi tìm cái bản thể nguyên sơ, toàn vẹn trong nỗi cô đơn vô tận giữa không gian và thời gian. Họ luôn khao khát tìm kiếm câu trả lời cho cái tôi đích thực, cái bản ngã của chính con người mình trong một thế giới hậu hiện đại đầy rẫy sự phi lý. Đó chính là cuộc săn đuổi, khám phá “con ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: