Danh mục

Luận án Tiến sĩ Máy tính: Một số phương pháp nâng cao độ chính xác dự báo trong mô hình chuỗi thời gian mờ

Số trang: 132      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.56 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 132,000 VND Tải xuống file đầy đủ (132 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Máy tính "Một số phương pháp nâng cao độ chính xác dự báo trong mô hình chuỗi thời gian mờ" trình bày các nội dung chính sau: Xây dựng các mô hình dự báo chuỗi thời gian mờ với NQHM_PTTG và ứng dụng; Nâng cao hiệu quả của mô hình dự báo sử dụng các kỹ thuật tính toán mềm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Máy tính: Một số phương pháp nâng cao độ chính xác dự báo trong mô hình chuỗi thời gian mờ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGHIÊM VĂN TÍNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC DỰ BÁO TRONG MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN MỜ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH MÁY TÍNH HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGHIÊM VĂN TÍNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC DỰ BÁO TRONG MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN MỜ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH MÁY TÍNH Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số: 9 48 01 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Công Điều 2. TS. Nguyễn Minh Tuấn Hà Nội – 2022 1 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án “Một số phương pháp nâng cao độ chính xác dự báo trong mô hình chuỗi thời gian mờ” là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Ngoại trừ các trích dẫn từ tài liệu tham khảo được ghi rõ trong luận án, các kết quả nghiên cứu và các kết luận nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong các công trình nào khác. Những đóng góp của luận án đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và các hội thảo với sự đồng ý của các đồng tác giả trước khi đưa vào luận án. Những số liệu trong các bảng biểu và hình vẽ phục vụ cho việc phân tích, so sánh, đánh giá do chính tác giả thu thập từ các thử nghiệm. Tác giả của luận án Nghiêm Văn Tính 2 LỜI CẢM ƠN Luận án của tác giả được thực hiện tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Công Điều và TS. Nguyễn Minh Tuấn. Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến hai Thầy về định hướng khoa học, người đã động viên, trao đổi nhiều kiến thức và hướng dẫn tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà khoa học, tác giả của các công trình công bố đã được trích dẫn trong luận án, đây là những tư liệu quý báu, kiến thức liên quan làm nền tảng giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy PGS. TSKH. Nguyễn Cát Hồ, TS. Vũ Như Lân, TS. Trần Thái Sơn và các thầy cô trong nhóm Đại số gia tử đã có nhiều ý kiến góp ý về nội dung liên quan đến luận án thông qua các buổi seminar và học thuật chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin, Khoa “Công nghệ thông tin và Viễn thông”, Phòng “Đào tạo sau đại học” đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên, Khoa Điện tử, Bộ môn Tin học Công nghiệp và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện kế hoạch nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tôi xin được bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn vô hạn tới những người thân trong Gia đình, những người luôn dành cho tôi sự động viên, khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ trong những lúc khó khăn. 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ .............................................................10 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................12 CHƯƠNG 1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ................................................20 1.1. Các khái niêm về chuỗi thời gian .......................................................................21 1.1.1. Chuỗi thời gian ...........................................................................................21 1.1.2. Bài toán dự báo chuỗi thời gian ..................................................................22 1.2. Chuỗi thời gian mờ và các mô hình dự báo chuỗi thời gian mờ ........................22 1.2.1. Một số khái niệm về tập mờ .......................................................................22 1.2.2. Chuỗi thời gian mờ và các định nghĩa liên quan ........................................24 1.2.3. Các thành phần của mô hình dự báo FTS ...................................................26 1.2.3.1 Giai đoạn huấn luyện (Xây dựng mô hình dự báo) ..............................27 1.2.3.2 Giai đoạn kiểm thử (Giai đoạn dự báo) ................................................30 1.2.4. Một số mô hình chuỗi thời gian mờ cơ bản ................................................30 1.2.4.1 Mô hình dự báo của Song và Chissom [8,9] ........................................31 1.2.4.2. Mô hình dự báo của Chen [10] ............................................................31 1.2.4.3 Mô hình dự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: