Danh mục

Luận án Tiến sĩ Môi Trường Đất và Nước: Nghiên cứu ảnh hưởng của đất than bùn và chế độ ngập nước lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

Số trang: 180      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.61 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát đặc tính sinh học của rừng Tràm trên đất than bùn ở các độ sâu ngập khác nhau để cung cấp cơ sở khoa học nhằm phục vụ công tác quản lý và phát triển ổn định rừng Tràm ở vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Môi Trường Đất và Nước: Nghiên cứu ảnh hưởng của đất than bùn và chế độ ngập nước lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ KIM HỒNGNGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẤT THAN BÙN VÀ CHẾ ĐỘ NGẬP NƯỚC LÊN SINH KHỐI RỪNG TRÀM Ở VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC 62 44 03 03 Cần Thơ, năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ KIM HỒNGNGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẤT THAN BÙN VÀ CHẾ ĐỘ NGẬP NƯỚC LÊN SINH KHỐI RỪNG TRÀM Ở VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC 62 44 03 03 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. DƯƠNG VĂN NI TS. NGUYỄN VĂN BÉ Cần Thơ, năm 2017 LỜI CẢM TẠ Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Khoa Môitrưởng và Tài nguyên thiên nhiên đã hướng dẫn, truyền đạt vốn kiến thức quýbáu, những kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ts. Dương Văn Ni và Ts.Nguyễn Văn Bé, đã tận tình hướng dẫn về chuyên môn và đóng góp những ýkiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Vườn quốc gia U MinhHạ, tỉnh Cà Mau. Xin cám ơn gia đình anh Nguyễn Minh Truyền đã tận tìnhgiúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận án tại vùng nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và thực hiện luận án. Trong quá trình thực hiện luận án mặc dù đã cố gắng nhưng khôngtránh khỏi thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến cũng như bổsung của quý Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. i TÓM TẮT “Nghiên cứu ảnh hưởng của đất than bùn và chế độ ngập nước lên sinh khốirừng Tràm tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ tháng01/2014 đến tháng 12/2015. Nghiên cứu nhằm xác định sinh khối và khả năng hấpthụ CO2 của rừng Tràm ở các nghiệm thức khác nhau về độ dày than bùn và độ sâungập. Có 18 ô tiêu chuẩn (100 m2) được thiết lập để khảo sát và thu mẫu. Kết quảnghiên cứu cho thấy, đất than bùn ở VQG U Minh Hạ là loại đất có độ xốp cao, dungtrọng thấp dao động trong khoảng 0,19 - 0,37 g/cm3, là loại đất phèn có pH từ 3,41 -4,84. Hàm lượng chất hữu cơ cao (83,71 - 94,00%). Về chất dinh dưỡng thì đất thanbùn ở đây là loại đất giàu đạm (0,58 - 1,23%N) nhưng lân chỉ đạt ở mức trung bình(0,03 - 0,12 %P2O5). Tuy chất lượng đất không có sự khác biệt rõ ràng ở các độ dàythan bùn khác nhau nhưng trong cùng độ dày than bùn có sự khác biệt qua các đợtkhảo sát. Khi kết hợp 2 điều kiện thời gian trong năm (mùa mưa, mùa nắng) và độdày than bùn thì hầu như các chỉ tiêu hóa học đất (trừ Dung trọng và N-NO3-) đềuảnh hưởng đến sự thay đổi hàm lượng pH, TN, TP, CHC, N-NH4+ trong đất. Ở độdày than bùn 20 – 40 cm, sinh khối khô cây Tràm có giá trị thấp nhất (60,7 kg/cây)khác biệt ý nghĩa với 2 nghiệm thức còn lại (40 – 60 cm và 60 - 80 cm) có giá trị lầnlượt là 78,9 kg/cây và 77,4 kg/cây. Sinh khối có xu hướng giảm dần khi độ dày tầngthan bùn cao hơn. Sinh khối rừng Tràm tại các nghiệm thức độ dày than bùn daođộng từ 72,3 – 95,9 tấn/ha và sinh khối có xu hướng giảm dần khi độ dày tầng thanbùn cao hơn. Giá trị sinh khối rừng cao nhất ở độ dày than bùn 20 – 40 cm (95,9tấn/ha), thấp nhất ở độ dày than bùn 60 – 80 cm (72,3 tấn/ha) và ở độ dày than bùn40 – 60 cm có giá trị 81,1 tấn/ha. Khả năng hấp thụ CO2 của rừng Tràm ở nghiệmthức độ dày than bùn 20 – 40 cm cũng là cao nhất (147 tấn/ha) và khác biệt ý nghĩavới nghiệm thức than bùn 60 – 80 cm. Ở độ dày than bùn 60 – 80 cm mặc dù cóđường kính cây lớn hơn nhưng do mật độ cây thấp nên lượng CO2 được giữ lại cũngthấp. Lượng hấp thụ CO2 của rừng Tràm nơi đây là 110 tấn/ha (độ dày than bùn 60 –80 cm). Ở vị trí 40 – 60 cm có giá trị là 124 tấn/ha. Đối với nghiệm thức Tràm ở các độ sâu ngập khác nhau, các chỉ tiêu lý hóa hầunhư không khác biệt trừ pH (4,21- 4,83). Giá trị pH nước có sự khác biệt: mùa mưathấp hơn mùa nắng. Lượng oxy hòa tan trong nước rất thấp chỉ dao động trongkhoảng 1,33 - 3 mg/l và chỉ tiêu BOD5 có khoảng dao động khá lớn ở các ô tiêuchuẩn (từ 8 – 53,2 mg/l). Nồng độ N-NH4+ trong nước rừng Tràm từ 0,12 - 3,13mg/l, hàm lượng N-NO3- trong nước tại các ô tiêu chuẩn dao động 0,02 - 0,43 mg/l.Đối với 2 nhân tố độ sâu ngập và thời điểm mùa trong năm thì chất lượng nước củarừng Tràm bị tác động rõ nhất đến chỉ tiêu DO và BOD5. Sinh khối rừng Tràm ở độngập thấp (60 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: