Danh mục

Luận án tiến sĩ Môi trường Đất và Nước: Nghiên cứu đặc tính môi trường đất, nước ảnh hưởng đến khả năng phát triển cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) vùng biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 196      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.64 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 196,000 VND Tải xuống file đầy đủ (196 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm xác định các yếu tố môi trường đất và nước làm cơ sở phân vùng sinh thái rừng ngập mặn với loài cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) trong quần xã. Sự hiện diện, sinh trưởng, tái sinh, trồng rừng và đánh giá thích nghi cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái biển Tây dưới tác động của các điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tái sinh phục hồi, trồng rừng mới, quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững rừng ngập mặn trước mắt và lâu dài tại vùng nghiên cứu và các vùng khác có điều kiện tương tự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Môi trường Đất và Nước: Nghiên cứu đặc tính môi trường đất, nước ảnh hưởng đến khả năng phát triển cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) vùng biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ THÁI BÌNH HẠNH PHÚC NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MÔI TRƯỜNGĐẤT, NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY MẤM ĐEN (AVICENNIA OFFICINALIS L.) VÙNG BIỂN TÂY ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC Cần Thơ năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ THÁI BÌNH HẠNH PHÚC NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MÔI TRƯỜNGĐẤT, NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY MẤM ĐEN (AVICENNIA OFFICINALIS L.) VÙNG BIỂN TÂY ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Môi trường Đất và Nước Mã ngành: 9440303 LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. THÁI THÀNH LƯỢM GS.TS. LÊ QUANG TRÍ Cần Thơ năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn là sự đónggóp giúp đỡ của nhiều người. Vì vậy, khi hoàn thành luận án tốt nghiệp này tôixin chân thành cảm ơn đến: Ban Giám Hiệu Trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên,Khoa sau Đại học Trường Đại học Cần Thơ, cùng quý GS, PGS. TS và thầycô trong nhà trường đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua. Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang đã tạo điềukiện để tôi hoàn thành khóa học và luận án tốt nghiệp. Ban Giám đốc và cán bộ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên - Môi trườngvà Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình làm luận án. Ban Quản lý Rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất - Kiên Hà và Ban Quảnlý Rừng phòng hộ ven biển An Biên - An Minh đã hỗ trợ tôi trong suốt quátrình điều tra rừng và làm thí nghiệm ngoài thực địa. Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc: GS.TS Lê Quang Trí, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn tôihoàn thành khóa tốt nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệttình. PGS.TS. Thái Thành Lượm, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang đãtạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hoànthành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn tập thể đồng nghiệp, bạn bè gần xa đã giúp đỡđộng viên tôi trong suốt thời gian qua. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận lại những giúp đỡ quýbáu trên nguyện phục vụ cho ngành và làm việc được tốt. Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Học viên thực hiện Thái Bình Hạnh Phúc i TÓM TẮT Rừng ngập mặn ven biển có vai trò to lớn đến sự phát triển đồng bằngqua quá trình bồi tụ phù sa, kèm với nó là sự phát triển rừng ngập mặn để cốđịnh đất, bảo vệ đê điều, chắn gió cho nông nghiệp. Mấm đen Avicenniaofficinalis L. loài cây xuất hiện chiếm ưu thế vùng đất mới bồi ở biển TâyKiên Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu mối liên hệ giữamôi trường đất, nước đến sự sinh trưởng và phát triển loài cây này cần thiếtcho khoa học và thực tiễn. Do tính cấp thiết của đề tài là nhằm khôi phục vàphát triển rừng để đối phó với những hiểm họa thiên tai, chắn sóng, bảo vệ đêđiều, phòng ngừa biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, cây Mấm đen(Avicennia officinalis L.) đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu dưới tácđộng của các đặc tính môi trường đất và nước vùng biển Tây thuộc tỉnh KiênGiang ở đồng bằng sông Cửu Long. Các phương pháp nghiên cứu được thựchiện là áp dụng phương pháp phân vùng sinh thái lâm nghiệp quốc gia xácđịnh các tiêu chí để phân vùng sinh thái rừng. Tổng số ô điều tra là 68 ô trên68 tuyến. Số lượng mẫu đất điển hình là 24 mẫu đất tính cho 4 tiểu vùng,, cácchỉ tiêu phân tích gồm các tính chất vật lý và các chỉ tiêu hóa học đất. Phântích tương quan và hồi quy để đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng lênđặc điểm sinh trưởng của Mấm đen. Bố trí thí nghiệm trong phòng và ngoàiđồng để nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây Mấm đen. Ứng dụng phương phápđánh giá thích nghi đất đai của tổ chức Lương Nông thế giới (FAO, 1978 và1983) về đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen trong vùng nghiên cứu. (I) Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu được chia ra làm 2vùng sinh thái ven biển chính và 4 tiểu vùng sinh thái ven biển khác nhau. Kếtquả điều tra có 17 loài thuộc 11 họ thực vật bao gồm 14 loài cây thân gỗ, 3loài dạng cây bụi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đặc điểm sinh trưởng củacác loài cây rừng ngập mặn và cây Mấm đen ở các tiểu vùng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: