Danh mục

Luận án Tiến sĩ Môi trường đất và nước: Nghiên cứu giải pháp xử lý rơm nhằm cải thiện môi trường đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 127      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.07 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 127,000 VND Tải xuống file đầy đủ (127 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Đánh giá hiện trạng xử lý rơm tại các vùng thâm canh lúa thuộc tỉnh Tiền Giang; đánh giá ảnh hưởng của việc đốt đồng đến tính chất lý hóa đất lúa thâm canh; đánh giá khả năng ủ phân compost từ rơm và quá trình phân hủy rơm trên ruộng với việc bổ sung các chế phẩm sinh học; đánh giá hiệu quả của việc vùi rơm trên ruộng đến tính chất lý hóa đất; quy trình xử lý rơm trên đồng ruộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Môi trường đất và nước: Nghiên cứu giải pháp xử lý rơm nhằm cải thiện môi trường đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN XUÂN DŨNGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM NHẰMCẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC Cần Thơ – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN XUÂN DŨNGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM NHẰMCẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Môi Trường Đất và Nước Mã số: 62 44 03 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRƯƠNG THỊ NGA Cần Thơ - 2016 TÓM TẮT Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay vấn đề thâm canh tăng vụ lúa làm chodưỡng chất trong đất bị cạn kiệt và mất cân đối và việc đốt đồng sau thu hoạch gây ônhiễm môi trường đang được quan tâm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra giảipháp xử lý rơm tại ruộng giúp hạn chế đốt đồng góp phần cải thiện tính chất đất trồnglúa thâm canh. Các nội dung thí nghiệm trong nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêucụ thể như: 1) Đánh giá hiện trạng xử lý rơm tại các vùng thâm canh lúa thuộc tỉnh TiềnGiang và những ảnh hưởng của việc đốt đồng đến tính chất lý hóa đất lúa thâm canh; 2)Đánh giá khả năng ủ phân compost từ rơm và quá trình phân hủy rơm trên ruộng vớiviệc bổ sung các chế phẩm sinh học; 3) Đánh giá hiệu quả của vùi rơm trên ruộng đếntính chất lý hóa đất và 4) Đề xuất quy trình xử lý rơm trên đồng ruộng. Kết quả đánh giá được hiện trạng xử lý rơm qua khảo sát hiện trạng sử dụng vàxử lý rơm sau thu hoạch tại Tiền Giang trên cơ sở phỏng vấn 400 hộ dân sử dụng phiếuđiều tra nông hộ tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo và Gò Công Tây. Có 92-97%ý kiến trả lời của người dân ở các huyện khảo sát cho rằng đốt đồng ở vụ Đông Xuân,trừ huyện Chợ Gạo có đến khoảng 95% số hộ tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch. VụThu Đông có 25-54% ý kiến nông dân tại huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy để rơm phânhủy tự nhiên trên ruộng. Khảo sát, đánh giá tính chất lý hóa đất canh tác có đốt đồng lâunăm và không đốt đồng tại huyện Cái Bè qua thu mẫu đất ở độ sâu 0-20 cm tại ấp MỹThuận, ấp Mỹ Trung xã Hậu Mỹ Bắc B và ấp Hậu Phú 1 xã Hậu Mỹ Bắc A. Tính chấtđất canh tác có đốt đồng lâu năm như pH, đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu, kali trao đổi thấp vàcó xu hướng tăng ở ruộng không đốt đồng. Đặc biệt, kết quả cho thấy đất đốt đồng lâunăm có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Nghiên cứu ủ phân compost và bón trả lại chất hữucơ từ rơm rạ và xử lý rơm tại ruộng là một giải pháp duy trì tính chất đất. Nghiên cứu ủ phân compost từ rơm được bố trí gồm 5 nghiệm thức với các chếphẩm Biomix, Emic, Trichomix-DT và nước thải Biogas. Kết quả cho thấy các chếphẩm này và nước thải Biogas có hiệu quả thúc đẩy quá trình phân hủy và rút ngắn thờigian phân hủy. Trong đó hai chế phẩm Trichomix-DT và Biomix đáp ứng được yêu cầuxử lý trên đồng ruộng. Nghiên cứu xử lý rơm tại đồng ruộng với các chế phẩm sinh họcBiomix, Trichomix-DT, AT bio-decomposer. Kết quả cho thấy xử lý rơm trực tiếp trênđồng ruộng bằng chế phẩm sinh học làm giảm 70% khối lượng rơm, cung cấp lượngchất hữu cơ, làm tăng kali trao đổi trong đất. Bên cạnh đó góp phần làm tăng đạm dễtiêu (NH4+ và NO3-) và lân dễ tiêu. Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình xử lý rơmtại ruộng bằng chế phẩm sinh học thích hợp với điều kiện canh tác lúa ở huyện Cái Bèvà có thể nâng cao khả năng áp dụng nhằm quản lý bền vững tài nguyên đất trồng lúacụ thể trong điều kiện tỉnh Tiền Giang.Từ khóa: chế phẩm sinh học, lý hóa đất, lúa, ủ phân compost, xử lý rơm. i ABSTRACT Nowadays, the problems of intensive rice cultivation which have affected on depletionand imbalance of nutrients in the soil and rice straw burning which have caused environmentalpollution should be solved for community. The study was conducted to propose solutions ofstraw treatments on the fields to limit crop burning, which improves the quality of paddy soiland decreases environmental pollution. Therefore, the aims of the study were 1) to assess thecurrent situation of straw treatments on the intensive rice cultivation regions in Tien Giangprovince and the impact of rice straw burning on the physical and chemical properties ofintensive soil; 2) to evaluate the possibility of composting straw and the decomposition processof straw on the fields with the addition of bio-products; 3) to evaluate the effectiveness ofburying straw on the fields to the soil physical and chemical properties, and 4) to recommendstraw treatment processes. By using questionnaires to interview four ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: