Danh mục

Luận án Tiến sĩ: Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi (Nghiên cứu tỉnh Sơn La)

Số trang: 158      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.74 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án này có kết cấu nội dung gồm 5 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Nghiên cứu tình huống về năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La. Chương 4: Kết quả nghiên cứu định lượng về năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La. Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi (Nghiên cứu tỉnh Sơn La)MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Như chúng ta đã biết, bất cứ quốc gia hay địa phương nào đều cần có một bộ máy tổ chức lãnh đạo, quản lý, điều hành. “Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung; tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất...” (C.Mác và Ph. Ăngghen, 1995). Lao động chung phải có sự thống nhất cao và được tổ chức thực sự chặt chẽ, do đó đã xuất hiện một bộ phận lao động làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý; Quản lý có thể bổ nhiệm, nhưng các nhà lãnh đạo cần được bầu (Surinder, S., August 2012). Theo đó, nhà lãnh đạo phải có ý chí và tư duy độc lập, có khả năng trở nên thông minh hơn khi quyết định những điều quan trọng (IQ); đồng thời cần có khả năng nâng cao phẩm chất, tính cách cá nhân nhằm lấy được niềm tin, sự tôn trọng và đồng thuận, “xây dựng các mối quan hệ bền chặt (EQ) cộng với khả năng giao tiếp”, huấn luyện, gây ảnh hưởng, đàm phán, lựa chọn, bỏ chọn, ưu tiên, lãnh đạo thực hiện hiệu quả (XQ). Ở Việt Nam, nhân dân luôn là người trực tiếp lao động, sản xuất, xây dựng đất nước; lợi ích của nhân dân là trên hết và là mục tiêu cần đạt được của mọi hoạt động lãnh đạo/ quản lý xã hội. Các nhà lãnh đạo có chức năng định hướng chiến lược, sách lược, giáo dục, thuyết phục, tổ chức lực lượng quần chúng nhân dân hướng vào giải quyết những vấn đề then chốt nhằm phát triển KT-XH, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; đội ngũ cán bộ lãnh đạo có thể kìm hãm hoặc tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của một địa phương hay của cả một quốc gia, dân tộc; Có thể nói, “năng lực của đội ngũ cán bộ luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Cán bộ là gốc của mọi công việc” (Hồ Chí Minh, 2000). Trên quan điểm như vậy, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo “phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khu vực miền núi nói riêng”, trong đó nhấn mạnh đến công việc “nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo sử dụng đúng đắn nhân tố con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; coi trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số từ trung ương đến địa phương” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015); “khẳng định con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011); tập trung xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực (Thủ tướng Chính phủ, 2011); chú trọng phát triển nguồn 2 nhân lực khu vực miền núi, thực hiện “chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo” (Thủ tướng Chính phủ, 2009); triển khai “Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã” (Thủ tướng Chính phủ, 2011) ... Từ những luận cứ trên cho thấy, về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đã khẳng định rõ vai trò quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đất nước đó là nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo/ quản lý, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi. Ở nước ta, chính quyền cấp xã gồm: “Ủy ban nhân dân (UBND) và Hội đồng nhân dân (HĐND) do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra có nhiệm vụ lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương, góp phần xây dựng, phát triển đất nước trên cơ sở đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân cũng như lợi ích chung của cả quốc gia, dân tộc” (Quốc hội, 2015) . Lãnh đạo UBND xã gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch (Quốc hội, 2015). “HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra”; Lãnh đạo Hội đồng nhân dân xã gồm: “Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Luật Tổ chức HĐND và UBND” (Quốc hội, 2003); Chính quyền xã là chính quyền địa phương cấp thấp nhất; mọi vấn đề xã hội nảy sinh đều ở cấp xã, việc cụ thể hóa và đưa các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước vào cuộc sống người dân do chính quyền cấp xã thực hiện; vì thế năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Toàn tỉnh có 01 thành phố và 11 huyện gồm 204 xã, phường, thị trấn. Đây là địa bàn rộng lớn có cửa ngõ thông thương quốc tế với vị trí rất quan trọng về quốc phòng, an ninh. “Trong thời gian qua, Sơn La đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển kinh tế. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 7,32%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.006 tỷ đồng” (UBND tỉnh Sơn La, 2016). Những thay đổi này là do sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền xã. Trong đó, nổi lên vai trò của đội ngũ lãnh đạo lực lượng nòng cốt, gần dân nhất, trực tiếp kết nối thực hiện đường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: