Danh mục

Luận án Tiến sĩ ngành Chăn nuôi: Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà ác đẻ trứng thương phẩm

Số trang: 165      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.01 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 165,000 VND Tải xuống file đầy đủ (165 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án nhằm xác định tỉ lệ tiêu hóa, nitơ tích lũy và giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng trong chăn nuôi gà Ác đẻ; xác định các mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần cho gà Ác đẻ; đánh giá các tỉ lệ lysine/ AMEn khác nhau trong khẩu phần của gà Ác đẻ lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ; đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ lysine/ các acid amin có lưu huỳnh (TSAA) trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ ngành Chăn nuôi: Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà ác đẻ trứng thương phẩm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯƠNG VĂN PHƯỚCĐÁNH GIÁ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHĂN NUÔI 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHĂN NUÔI MÃ NGÀNH: 62 62 01 05ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH THỰC HIỆNPGS. TS. NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG TRƯƠNG VĂN PHƯỚCPGS. TS. LƯU HỮU MÃNH 2021 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án với tựa đề “Đánh giá các mức năng lượng, protein và acidamin trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà ác đẻ trứng thương phẩm”do nghiên cứu sinh Trương Văn Phước thực hiện theo sự hướng dẫn củaPGS.TS. Lưu Hữu Mãnh và PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã được báocáo và được Hội đồng thông qua ngày ... tháng … năm … Thư ký Chủ tịch Hội đồng Cán bộ hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung PGS.TS. Lưu Hữu Mãnh TÓM TẮT Đề tài được thực hiện trên bốn nội dung gồm có năm thí nghiệm (TN)để đánh giá ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và acid amin trongkhẩu phần lên năng suất sinh sản, chất lượng trứng và sử dụng nitơ của gà Ácđẻ trứng. TN 1 và 2 xác định thành phần hóa học (TPHH), tỷ lệ tiêu hóa dưỡngchất (TLTHDC), giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) và hiệu chỉnhnitơ (AMEn) của 17 thực liệu trên gà Ác đẻ. Thực liệu được chia là 2 nhóm,thức ăn năng lượng (TĂNL) và bổ sung protein. Bắp có TLTH chất khô(DMD), chất hữu cơ (OMD) và nitơ tích lũy (NR) cao nhất, kế đến là tấm. Cácloại khô dầu (KD) như KD cải, KD cọ và KD dừa có DMD, OMD và NR thấphơn KD nành. Bắp có giá trị AME và AMEn cao nhất và thấp nhất là cám mìviên. Đối với nhóm protein, bột cá có 65% protein có AMEn cao nhất và thấpnhất là KD cọ; AMEn có quan hệ cao với DMD, OMD và TPHH của chúng.Đối với thức ăn protein động vật, AMEn có tương quan thuận với DMD,nhưng nghịch với hàm lượng tro. Đối với nhóm KD, quan hệ tuyến tính giữaAMEn với thành phần hóa học rất cao. Đối với thức ăn năng lượng, AMEn cóquan hệ rất cao với DMD và OMD. TN 3 đánh giá ảnh hưởng các mức AMEn và CP trong KP lên năngsuất sinh sản của gà mái Ác, được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố, nhântố 1 là 3 mức độ AMEn (2750, 2850 và 2950), nhân tố 2 là 3 mức protein (16,17 và 18%). Lượng ăn vào (LĂV) hàng ngày của gà giảm có ý nghĩa khi mứcAMEn tăng từ 2750 lên 2950 kcal/kg, nhưng không ảnh hưởng lên tỷ lệ đẻtrứng (TLĐ), sản lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của gà. Cácmức CP không ảnh hưởng lên LĂV, khối lượng trứng/ngày (KLT/ngày) vàHSCHTĂ của gà. Có sự tương tác giữa AMEn*CP lên LĂV, TLĐ, KLT/ngàyvà HSCHTĂ. TLĐ tương tự nhau ở gà nuôi các KP có mức AMEn và CP là2750*17, 2850*17 và 2950*18. Đơn vị Haugh và chỉ số lòng trắng cao hơn ởKP có AMEn 2750 and 2850 kcal/kg. Protein KP không ảnh hưởng lên chấtlượng trứng. Kết quả TN chỉ rằng, KP có mức AMEn 2750 kcal/kg và CP17% đảm bảo được năng suất trứng, tăng TLTH và tích lũy, giảm nitơ bài thải. TN 4 được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các tỷ số khác nhaugiữa lysine (Lys, mg) và AMEn (kcal/kg) lên năng suất sinh sản, hiệu quả sửdụng nitơ, các chỉ tiêu sinh hóa máu, chất lượng trứng và chi phí để sản xuấtmột quả trứng. Gà được bố trí theo 2 mô hình nhân tố (AMEn và Lys/AMEn)phân nhánh (nested model), giá trị AMEn lần lượt là 2750 (AMEn1) và 2850kcal/kg (AMEn2), cả hai nghiệm thức có mức CP là 16% và chứa 6 mức ilysine khác nhau để cho 6 tỷ số Lys/AMEn lần lượt là 0,32; 0,35; 0,37; 0,39;0,41 và 0,43 mg/kcal; có tổng cộng 12 NT. Tỷ số Lys/AMEn đã ảnh hưởnglên số lượng DC và AMEn ăn vào của gà. TLĐ cao nhất và HSCHTĂ thức ănthấp nhất ở tỷ số Lys/AMEn 0,41 so với các nghiệm thức khác. Gà nuôi KPAMEn1 sản xuất quả trứng lớn hơn mức AMEn2. NR tăng tuyến tính với mứctăng Lys/AMEn KP. Gà nuôi KP có AMEn 2750kcal/kg, 16% CP với tỷ lệLys/AMEn bằng 0,41 (1,12% Lys) có TLĐ cao, sản xuất quả trứng to, tích lũyđược nhiều nitơ hơn, giảm bài thải acid uric và giảm chi phí sản xuất trứng. TN 5 đánh giá ảnh hưởng tỷ số các mức acid amin có lưu huỳnh (TSAA)đối với Lysine lên năng suất trứng của gà Ác đẻ trứng. Gà Ác mái được bố tríhoàn toàn ngẩu nhiên với 5 NT. KP cơ sở có 16% protein; AMEn là 2755kcal; 0.482% Met; 0,925% TSAA (A); 1,12% Lys và t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: