Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu sử dụng nước sau biogas nhằm tận dụng dinh dưỡng thay thế phân hóa học canh tác hoa màu góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi và cải thiện thu nhập nông hộ.Để hiểu rõ hơn về đề tài, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận án!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ ngành Môi trường đất và nước: Nghiên cứu sử dụng nước sau biogas để canh tác hoa màu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NGUYỄN PHƯƠNG THẢONGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC SAU BIOGAS ĐỂ CANH TÁC HOA MÀU LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC Mã ngành: 62440303NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC SAU BIOGAS ĐỂ CANH TÁC HOA MÀU NGUYỄN PHƯƠNG THẢO MSNCS: P0714005 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. BÙI THỊ NGA 2021 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành được luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đãnhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ rất quý báu của rất nhiều cá nhânvà đơn vị. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc! Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Thị Nga đã quan tâm giúp đỡ, tậntình hướng dẫn, cung cấp kiến thức và những kinh nghiệm làm việc quý báucho em trong suốt thời gian em học tập và thực hiện đề tài. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô, Anh, Chị đãvà đang công tác tại Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Khoa Nôngnghiệp đã luôn tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức bổ ích và luôn giúp đỡem trong suốt chặn đường học tập và nghiên cứu đầy gian nan và khó nhọc. Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Lãnh đạoKhoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Khoa Sau Đại học, Trường Đạihọc Cần Thơ; đặc biệt, chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Công,PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàng, Cô Bùi Thị Chuyền đã hỗ trợ và tạo điều kiệnđể thực hiện các thủ tục, hồ sơ cần thiết trong suốt thời gian học tập và nghiêncứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Phòng Quản lýKhoa học, các đồng nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, nơi tôi đang công tác đãhỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi tham gia học tập và nghiên cứu trong thời gianqua. Xin gửi lời tri ân đến gia đình chú Dương Tấn Thành, gia đình anhNguyễn Văn Bình và gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Ngoan đã nhiệt tình hỗtrợ, tạo điều kiện tốt cho tôi triển khai các nội dung nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Châu Minh Khôi, PGS.TS. Nguyễn VõChâu Ngân, TS. Trần Sỹ Nam, TS. Nguyễn Công Thuận, ThS. Đoàn Thị TrúcLinh, ThS. Huỳnh Văn Thảo, bạn Nguyễn Điền Châu, các em học viên caohọc và các em sinh viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoànthành luận án. Sau cùng con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba, mẹ, em xin cảm ơnchồng và các thành viên trong gia đình đã giúp đỡ, động viên suốt thời gianqua. Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng, i TÓM TẮT Nước sau biogas từ hệ thống túi ủ biogas chứa hàm lượng chất hữu cơ,đạm và lân cao được thải ra thủy vực tiếp nhận nên có nguy cơ gây ô nhiễmthuỷ vực tiếp nhận; do đó, đề tài “Nghiên cứu sử dụng nước sau biogas để canhtác hoa màu” đã được thực hiện nhằm tận dụng dinh dưỡng từ nước sau biogasthay thế phân hóa học canh tác hoa màu góp phần hạn chế ô nhiễm môi trườngchăn nuôi và cải thiện thu nhập quy mô nông hộ. Nghiên cứu đã được triển khailần lượt từ trong phòng đến các thí nghiệm ngoài đồng; kết quả cho thấy nướcsau biogas cung cấp đạm hữu dụng cho đất gồm đạm amôn, đạm nitrat; đạmhữu dụng tăng tỉ lệ thuận với hoạt động vi sinh vật và với thể tích nước saubiogas. Trong đất trồng hoa màu tưới nước sau biogas, hoạt động vi sinh vật đấttương quan thuận với hàm lượng đạm hữu dụng trong đất. Ở điều kiện trồngcây trong chậu, cây bắp ở nghiệm thức tưới nước sau biogas với tỉ lệ 75%, câyđậu bắp 100% có tăng trưởng tương đương với nghiệm thức bón phân hóa học.Đất canh tác cây bắp, đậu bắp và dưa leo tại nông hộ có hàm lượng đạm hữudụng cao từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa, sau đó giảm dần đến khi thu hoạch;hàm lượng đạm tồn dư trong đất tưới nước sau biogas thấp hơn so với bón phânhóa học. Mật số vi sinh vật đất trồng dưa leo tưới nước sau biogas cao hơn sovới bón phân hóa học từ lúc gieo hạt cho đến cây ra hoa. Sử dụng nước saubiogas canh tác bắp, đậu bắp và dưa leo mang lại lợi ích môi trường là giảmlượng nước sau biogas thải ra thủy vực tiếp nhận lần lượt là 35, 30,8 và 20,3L/m2/vụ, giảm được 100% lượng phân hóa học bón vào đất; hiệu quả đồng vốncao hơn so với bón phân hóa học đối với cây bắp và dưa leo. Trồng dưa leo vớivật liệu hấp phụ nước sau biogas giảm được lượng nước sau biogas cao hơn sovới phương pháp tưới, nhưng hiệu quả đồng vốn có giá trị âm. Trái bắp, đậubắp và dưa leo đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm về hàm lượng nitrat, E.coli vàcó độ giòn tương đương bón phân hóa học, độ ngọt cao hơn bón phân hóa học. ...