Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm sinh học hai loài thuộc giống cá tỳ bà bướm (Sewellia) phân bố ở Thừa Thiên Huế; bước đầu thử nghiệm sinh sản và nuôi dưỡng hai loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.).Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản: Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố tại Thừa Thiên Huế LỜI CẢM TẠ Trong quá trình học tập và thực hiện luận án tôi đã nhận được sự giúpđỡ, động viên của nhiều tổ chức, cá nhân, qua đây cho tôi gửi lời chân thànhcám ơn tới tất cả sự giúp đỡ và động viên quý báu đó. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ts. Trần Văn Việt vàPGs.Ts. Trần Đắc Định đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận án này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm cùng quý thầy côKhoa Thủy sản và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cám ơn PGs.Ts. Trương Quốc Phú, PGs.Ts. PhạmThanh Liêm đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt các chuyên đề. Nhânđây, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô đã tham gia các Hội đồng đềcương, Hội đồng chuyên đề, Hội đồng kiểm tra, tư vấn giữa kỳ và quý thầy côtham gia giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa Thủy sản,Trường Đại học Cần Thơ. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản,Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và quý thầy cô Bộmôn Cơ sở thủy sản, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại họcHuế đã tạo điều kiện, ủng hộ cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoànthành luận án. Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn các sinh viên ngành Nuôi trồngthủy sản Khóa 47 và Khóa 48 đã nhiệt tình hỗ trợ tôi thu thập số liệu trong quátrình thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn Dự án VLIR Network Vietnam và PGs.Ts Vũ Ngọc Útđã hỗ trợ về kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia các khóa tậphuấn, hội thảo trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệpđã luôn động viên, hỗ trợ để cho tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinhvà luận án này. Võ Điều i TÓM TẮT Tỳ bà bướm là giống cá phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Trung và Tâynguyên Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tom, ThừaThiên Huế. Tuy là những loài rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng hiệnnay các nghiên cứu về giống cá này còn rất ít. Với mục đích góp phần xây dựngcơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học cũng như xây dựng quy trình sinhsản, nuôi các loài cá thuộc giống này, đề tài nghiên cứu “Đă ̣c điể m sinh ho ̣c vànuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố ta ̣i Thừa Thiên Huế ” đã đượcthực hiện. Đề tài thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018 tại tỉnh ThừaThiên Huế gồm 2 nội dung chính: (i) Nghiên cứu đă ̣c điể m sinh ho ̣c hai loài cátỳ bà bướm (Sewellia spp.): xác định thành phần loài, đă ̣c điể m hình thái, đặcđiểm di truyền (DNA mã vạch), đă ̣c điể m phân bố và môi trường số ng tự nhiên,đă ̣c điể m dinh dưỡng, sinh trưởng và đặc điểm sinh sản; (ii) Thử nghiệm sinhsản và nuôi dưỡng tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm: thử nghiệm sinh sản vàthử nghiệm nuôi dưỡng. Kết quả đề tài đã xác định được hai loài thuộc giống tỳ bà bướm phân bốở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là cá tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) và cátỳ bà bướm đốm (Sewellia albisuera). Cả hai loài cá nghiên cứu đều có kiểumiệng dưới hình vòng cung, không có răng, môi tạo thành viền sừng, lượcmang thưa và mềm, thực quản ngắn và mỏng, dạ dày rõ ràng, ruột cuộn thànhnhiều vòng và dài hơn chiều dài thân. Tỷ lệ chiều dài ruột:thân trung bình củacá tỳ bà bướm hổ bằng 1,95±0,36 và cá tỳ bà bướm đốm bằng 2,28±0,38. Tỷlệ này có xu hướng tăng theo chiều dài thân. Độ no và hệ số sinh trắc dạ dàycủa hai loài cá nghiên cứu đều có sự biến động theo nhóm kích thước và thờigian. Độ no bậc 3, 4 của cả hai loài đều đạt tỷ lệ cao vào thời điểm đầu buổisáng và cuối buổi chiều. Thành phần thức ăn chủ yếu trong ống tiêu hóa củacá tỳ bà bướm đốm và cá tỳ bà bướm hổ là các loài vi tảo, trong đó ngànhtảo silic chiếm ưu thế. Tỷ lệ cá cái trung bình trong quần đàn cao hơn cá đực ở cả hai loài cánghiên cứu. Độ béo Fulton và Clark có sự biến động qua các tháng trong năm.Mức độ thành thục của cá tỳ bà bướm đốm đạt cao nhất từ tháng 2-3 và cá tỳbà bướm hổ cao nhất từ tháng 4-6 ở cả cá đực và cá cái. Sức sinh sản tuyệt đốiở cá tỳ bà bướm hổ trung bình đạt 311,21±149,41 trứng (cá có khối lượngtrung bình 3,03±0,92 g) và cá tỳ bà bướm đốm đạt 655,13±431,48 trứng (cácó khối lượng trung bình 5,48±2,27); sức sinh sản tương đối cá tỳ bà bướm hổđạt 102,97±36,24 trứng/g và tỳ bà bướm đốm đạt 116,90±44,48 trứng/g. Hệ sốthành thục của cá tỳ bà bướm hổ cái đạt cao nhất vào tháng 5 (7,18%) và thấpnhất vào tháng 8 (2,25%); cá tỳ bà bướm đốm đạt cao nhất vào tháng 2 ...