Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá thu nhập và ATLT nông hộ trong bối cảnh chuyển dịch đa dạng trong SXNN nhằm đáp ứng các chiến lược sinh kế hộ gia đình và vấn đề ATLT ở các xã thực hiện xây dựng Nông thôn mới vùng ĐBSCL; Nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu về sự chuyển dịch đa dạng mô hình SXNN nhằm hỗ trợ cho việc phát triển NN, nông thôn và ND trong tiến trình thực hiện chuyển dịch và tái cơ cấu ngành NN theo chủ trương của Chính phủ hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ ngành Phát triển nông thôn: Phân tích đa dạng sản xuất nông nghiệp đến thu nhập và an toàn lương thực nông hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ VĂN HÀ PHÂN TÍCH ĐA DẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPĐẾN THU NHẬP VÀ AN TOÀN LƢƠNG THỰC NÔNG HỘ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mà NGÀNH: 9620116 2020 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ VĂN HÀ PHÂN TÍCH ĐA DẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPĐẾN THU NHẬP VÀ AN TOÀN LƢƠNG THỰC NÔNG HỘ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mà NGÀNH: 9620116 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. VŨ ANH PHÁP TS. NGUYỄN HỒNG TÍN 2020 i LỜI CẢM TẠ Trong nghiên cứu này có sử dụng một phần số liệu của đề tài khoa họcvà công nghệ cấp Bộ (Mã số: B2016-TCT-01ĐT) mà tôi cùng chủ nhiệm năm2017 “Đánh giá hiệu quả chuyển dịch các mô hình sản xuất nông nghiệp ở cácxã nông thôn mới đến thu nhập nông hộ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”.Đồng thời có sự kết hợp với số liệu trong dự án hợp tác Quốc tế mà tôi là chủnhiệm năm 2017 “Đa dạng các hệ thống canh tác để nâng cao an ninh lươngthực cho hộ nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Chân thành cảm ơn Các thầy hướng dẫn Vũ Anh Pháp và Nguyễn Hồng Tín đã tận tìnhgiúp đỡ, định hướng cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và đến nay tôihoàn thành công trình nghiên cứu này. Quí thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long vàKhoa Phát Triển Nông Thôn trực thuộc Trường Đại học Cần Thơ đã tận tìnhtruyền đạt kiến thức quí báo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Thành thật cảm tạ Ban Giám Đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long,các anh chị đồng nghiệp, các bạn nghiên cứu sinh và các em sinh viên đã tạođiều kiện thuận lợi, hỗ trợ giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tậpvà thực hiện luận án nghiên cứu này. Gửi lời ghi ơn Vụ Khoa học Công Nghệ và Môi trường trực thuộc Bộ Giáo Dục vàĐào Tạo, và Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ kinh phí để tôi hoànthành các công trình nghiên cứu này. Các cán bộ chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã, ấp và các nông hộ trongvùng nghiên cứu của luận án đã hết lòng ủng hộ trong các cuộc khảo sát thựcđịa và cung cấp thông tin hữu ích cho nghiên cứu này. iiiii TÓM TẮT TIẾNG VIỆT Đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề đang được quan tâmhiện nay, đặc biệt trong bối cảnh mà sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro vàbị tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằmtìm hiểu lược sử chuyển dịch sản xuất, đánh giá hiệu quả đa dạng hóa sản xuấtđến thu nhập và an toàn lương thực nông hộ vùng ĐBSCL. Nghiên cứu cócách tiếp cận theo tiến trình phát triển nông nghiệp và sử dụng khung lý thuyếtđa dạng sản xuất nông nghiệp đến các đặc tính nông hộ và an toàn lương thựcđể phân tích; đồng thời áp dụng khung sinh kế trong phân tích các nguồn vốnnông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất. Nghiên cứu được thực hiệntrong năm 2017, với cách tổng hợp nguồn số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơcấp và phân tích nguồn số liệu từ 309 nông hộ thực hiện các mô hình sản xuấtnông nghiệp khác nhau ở ba vùng sinh thái phía Tây-Nam của Sông Hậu thuộcvùng đồng bằng. Các số liệu thu thập được phân tích thống kê và sử dụng cáckiểm định để đánh giá sự khác biệt. Mô hình phân tích hồi qui đa biến được sửdụng để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa sản xuất, đồngthời đánh giá được chỉ số đa dạng thu nhập và sự an toàn lương thực nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiến trình chuyển dịch sản xuất nôngnghiệp đã tác động đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng và đảm bảo antoàn lương thực quốc gia. Có sự cải cách từ hình thức sản xuất nông nghiệptheo hợp tác hóa để giải quyết tình trạng đói, cho đến đa dạng hóa sản xuấtnông nghiệp phục phụ xuất khẩu, rồi dần chuyển sang sản xuất nông nghiệpthích nghi theo vùng sinh thái để thích ứng biến đổi khí hậu, và tương lai tiếnđến nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị sảnphẩm. Kết quả phân tích cho thấy diện tích lúa không những được duy trì ổnđịnh (khoảng 4 triệu ha), mà đang chuyển đổi nâng cao chất lượng theo chuỗigiá trị. Các loại cây màu, vườn và cây công nghiệp ngắn ngày thay đổi đápứng các nhu cầu của thị trường ở từng giai đoạn nhất định. Đặc biệt, diện tíchnuôi thủy sản tăng nhanh (đạt gần 800 ngàn ha) theo lộ trình tái cơ cấu ngànhnông nghiệp. Tổng thu nhập nông nông hộ tăng tương quan với sự đa ...